Thủ tục khai nhận di sản thừa kế chi tiết nhất hiện nay

Cũng giống thỏa thuận phân chia di sản thừa kế, khai nhận di sản thừa kế là thủ tục được nhiều quan tâm. Khi được nhận thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật, chúng ta đều muốn thực hiện khai nhận di sản một cách nhanh nhất. Bài viết dưới đây, Luật Gia Võ sẽ gửi đến quý vị một số thông tin về thủ tục khai nhận di sản; và những công việc cần làm như chuẩn bị hồ sơ, trình tự, thủ tục cần phải làm để khai nhận di sản.

Thủ tục khai nhận di sản thừa kế chi tiết nhất hiện nay

Thủ tục khai nhận di sản thừa kế là gì?

Khai nhận di sản thừa kế là thủ tục xác lập quyền sở hữu đối với di sản thừa kế của người được hưởng tài sản theo di chúc hoặc người được thừa kế di sản theo quy định pháp luật tại thời điểm phát sinh quyền thừa kế đó là sau khi người để lại di sản mất.

Sau khi mở thừa kế, đề có thể thực hiện việc chuyển giao quyền sở hữu tài sản từ người đã mất cho người thừa kế có hai loại thủ tục chính đó là thủ tục khai nhận di sản và thủ tục thỏa thuận phân chia di sản thừa kế.

Các hồ sơ cần chuẩn bị cho thủ tục khai nhận di sản

Các hồ sơ cần chuẩn bị cho thủ tục khai nhận di sản

Theo quy định pháp luật Điều 58 Luật Công chứng; để thực hiện công chứng văn bản khai nhận di sản, bạn phải chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ sau đây:

– Văn bản yêu cầu công chứng;

– Bản sao di chúc nếu thừa kế theo di chúc hoặc các giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản; và người yêu cầu công chứng nếu phân chia thừa kế theo đúng quy định pháp luật;

– Giấy chứng tử hoặc các giấy tờ khác chứng minh người để lại di sản đã mất;

– Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân của người để lại di sản(nếu có)…

– Dự thảo của văn bản khai nhận di sản;

– Các giấy tờ nhân thân như: căn cước công dân; chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu, sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, tạm vắng,… của người khai nhận di sản.

– Các giấy tờ về tài sản: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đăng ký xe ô tô, xe máy, sổ đỏ,… 

– Giấy ủy quyền (nếu có).

Quy trình tiến hành khai nhận di sản thừa kế

Bước 1: Chuẩn bị các hồ sơ, giấy tờ đã nêu ở trên (01 bộ).

Với những loại giấy tờ yêu cầu bản sao thì bắt buộc trước khi nhận văn bản khai nhận di sản đã được công chứng phải mang theo bản chính để đối chiếu.

Bước 2: Tiến hành công chứng hồ sơ khai nhận di sản thừa kế

Sau khi nộp đủ hồ sơ và giấy tờ, Công chứng viên sẽ tiến hành kiểm tra:

– Nếu hồ sơ đầy đủ: Công chứng viên sẽ tiếp nhận, thụ lý và ghi vào sổ công chứng;

– Nếu hồ sơ chưa đầy đủ: Công chứng viên hướng dẫn và yêu cầu bổ sung những giấy tờ còn thiếu;

– Nếu hồ sơ không có cơ sở để giải quyết: Công chứng viên sẽ giải thích rõ ràng  lý do; và từ chối tiếp nhận hồ sơ khai nhận di sản.

Bước 3: Niêm yết và thụ lý văn bản khai nhận di sản

Niêm yết và thụ lý văn bản khai nhận di sản

Sau khi tiếp nhận đầy đủ hồ sơ, công chứng viên sẽ tiến hành niêm yết công khai các giấy tờ tại trụ sở của Ủy ban nhân dân (UBND) cấp xã nơi thường trú của người để lại di sản.

Trong trường hợp không xác định được nơi thường trú cuối cùng; thì sẽ niêm yết tại nơi tạm trú có thời hạn cuối cùng của người đó. Thời gian niêm yết tối đa là 15 ngày.

Nội dung niêm yết phải nêu rõ:

– Họ và tên người để lại di sản thừa kế;

– Họ, tên của người khai nhận di sản;

– Quan hệ của người khai nhận di sản với người để lại di sản;

– Danh mục các di sản thừa kế.

Sau 15 ngày niêm yết, UBND cấp xã sẽ xác nhận việc niêm yết.

Bước 4: Hướng dẫn ký văn bản khai nhận di sản

Sau khi nhận được niêm yết nơi công chứng sẽ thực hiện giải quyết hồ sơ:

– Nếu hồ sơ đã có dự thảo văn bản khai nhận di sản: Công chứng viên sẽ kiểm tra các nội dung trong văn bản; đảm bảo không có điều khoản vi phạm với pháp luật, trái đạo đức xã hội…

– Nếu chưa có dự thảo: Công chứng viên tiến hành soạn thảo theo đề nghị của người khai nhận di sản. Soạn thảo xong, người thừa kế cần đọc lại nội dung; nếu đồng ý và sẽ được công chứng viên hướng dẫn ký vào văn bản khai nhận di sản.

Bước 5: Ký chứng nhận và trả lại kết quả

Công chứng viên yêu cầu người thừa kế xuất trình bản chính của các giấy tờ đã nêu ở trên; để đối chiếu trước khi ký xác nhận vào lời chứng; và từng trang của văn bản khai nhận di sản.

Sau khi ký xong sẽ tiến hành thu phí công chứng, các chi phí khác; và trả lại bản chính văn bản khai nhận di sản cho người thừa kế.

Trên đây là những thông tin về thủ tục khai nhận di sản thừa kế mới nhất mà Luật Gia Võ cung cấp đến bạn. Mọi thắc mắc và nhu cầu cần tư vấn về pháp lý; hãy liên hệ ngay hotline: 02466.559.559 hoặc website: https://luatgiavo.vn/ để được chúng tôi giải đáp nhanh chóng và hỗ trợ kịp thời.

Tham gia bình luận:

     
Luật Gia Võ