Chi tiết về thủ tục phân chia di sản thừa kế theo pháp luật 2022

Di sản thừa kế là những tài sản của người đã khuất để lại cho những người còn sống; được phân chia dựa trên di chúc. Tuy nhiên, với một vài trường hợp, di sản thừa kế sẽ được phân chia theo pháp luật. Vậy những trường hợp này là gì cũng như thủ tục phân chia di sản thừa kế như thế nào? Hãy cùng Luật Gia Võ tìm hiểu chi tiết thông qua bài viết dưới đây nhé.

Chi tiết về thủ tục phân chia di sản thừa kế theo pháp luật 2022

Khi nào áp dụng phân chia di sản thừa kế theo pháp luật?

Theo Điều 650, Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định; các trường hợp áp dụng phân chia di sản thừa kế theo pháp luật bao gồm:

  • Không có di chúc;
  • Di chúc không hợp pháp;
  • Người thừa kế di sản đã chết trước hoặc cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ sở, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tại thời điểm thừa kế;
  • Người thừa kế ghi trong di chúc nhưng không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Khi nào áp dụng phân chia di sản thừa kế theo pháp luật?

Đồng thời, phân chia di sản thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng với những phần di sản sau:  

  • Không được quyết định theo di chúc;
  • Liên quan đến phần không hợp pháp của di chúc;
  • Di sản có liên quan đến người thừa kế ghi trong di chúc nhưng không thể nhận hoặc từ chối nhận di sản; đã chết trước hay cùng lúc với người lập di chúc, bị truất quyền,…

Ai là người có quyền được phân chia di sản thừa kế theo pháp luật?

Ai là người có quyền được phân chia di sản thừa kế theo pháp luật?

Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 quy định, những người thừa kế theo pháp luật được chia theo thứ tự 03 hàng:

  • Hàng thừa kế thứ nhất: Những người có cùng quan hệ huyết thống; quan hệ chăm sóc nuôi dưỡng, quan hệ hôn nhân gần gũi nhất, bao gồm: vợ hoặc chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi.
  • Hàng thừa kế thứ hai: Những người có quan hệ huyết thống xa hơn hàng thừa kế ở trên; nhưng đồng thời lại giữ  mối quan hệ gần gũi nhất với hàng thứ nhất, bao gồm: Cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại; Ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết;
  • Hàng thừa kế thứ ba: Những người có quan hệ huyết thống; gần gũi xa hơn hàng thứ nhất và thứ hai, gồm: Bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; Cụ nội, cụ ngoại của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết để lại di sản là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột hoặc chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Ngoài ra, những người thừa kế trong cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. Đồng thời, những người thừa kế hàng sau chỉ được thừa kế nếu người thừa kế của hàng trước đã chết; không đủ tư cách, bị truất quyền hoặc từ chối nhận di sản.

Thủ tục phân chia di sản thừa kế theo pháp luật mới nhất 2022

Theo Luật Công chứng, Văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế hoặc Văn bản khai nhận di sản thừa kế là hai loại giấy tờ có thể được lựa chọn để công dân thực hiện quyền thừa kế theo pháp luật. Khi đó, để được hưởng di sản thừa kế theo pháp luật, người thừa kế phải làm thủ tục công chứng một trong hai văn bản này.

Thủ tục phân chia di sản thừa kế theo pháp luật mới nhất 2022

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Các giấy tờ cần chuẩn bị bao gồm:

  • Phiếu yêu cầu công chứng;
  • Giấy tờ chứng minh mối quan hệ giữa người để lại di sản với người yêu cầu công chứng;
  • Giấy tờ chứng minh người để lại di sản được thừa kế đã chết;
  • Dự thảo của Văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế hoặc Văn bản khai nhận di sản thừa kế (nếu có);
  • Giấy chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu của người thừa kế; hoặc các giấy tờ tùy thân khác như sổ hộ khẩu, sổ đăng ký tạm trú;
  • Giấy tờ về tài sản thừa kế như: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đăng ký xe ô tô,…

Sau khi tiếp nhận hồ sơ, công chứng viên sẽ xem xét và kiểm tra. Nếu đầy đủ thì được tiếp nhận, xử lý và ghi vào sổ công chứng. Ngược lại, nếu hồ sơ chưa đầy đủ, người thừa kế sẽ được hướng dẫn và yêu cầu cung cấp thêm thông tin. Nếu không có cơ sở để giải quyết thì công chứng viên sẽ giải thích và từ chối tiếp nhận.

Bước 2: Niêm yết công khai

Thực hiện thủ tục niêm yết phải được tiến hành tại trụ sở Ủy ban nhân dân xã, phường, thị thị trấn thuộc nơi thường trú cuối cùng của người để lại di sản thừa kế. Thông tin chi tiết bao gồm: Họ, tên của người để lại di sản và người thừa kế; mối quan hệ giữa người được phân chia di sản thừa kế và người đã mất, danh sách hàng thừa kế,… Theo đó, thời gian niêm yết là 15 ngày. 

Bước 3: Ký công chứng và nhận kết quả

Sau khi nhận được kết quả niêm yết mà không có khiếu nại, phản đối; Văn bản khai nhận di sản/Văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế sẽ được ký bởi người thừa kế dưới sự hướng dẫn của đơn vị công chứng. Sau đó, công chứng viên yêu cầu những người thừa kế xuất trình bản chính của các giấy tờ; hồ sơ nói trên để kiểm tra, đối chiếu trước khi ký vào từng trang của lời khai, văn bản.

Sau khi hoàn thiện hồ sơ, đơn vị công chứng thu phí, thù lao công chứng; và trả lại bản chính các giấy tờ chứng minh quyền hưởng thừa kế cho bạn.

Trên đây là những thông tin về thủ tục phân chia di sản thừa kế mới nhất 2022 từ Luật Gia Võ. Mọi thắc mắc và nhu cầu cần tư vấn về pháp lý, hãy liên hệ ngay hotline: 02466.559.559; hoặc website: https://luatgiavo.vn/ để được giải đáp nhanh chóng và hỗ trợ kịp thời bạn nhé.

Tham gia bình luận:

     
Luật Gia Võ