Xác lập quy định về quyền sở hữu trí tuệ trong doanh nghiệp

Sở hữu trí tuệ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế. Cũng có thể nói rằng đó là một phương tiện đảm bảo sự phát triển bền vững của một quốc gia nói chung; của doanh nghiệp nói riêng; đặc biệt là với  các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tại sao lại nhận định như thế?  Bài viết dưới đây sẽ làm rõ quy định về quyền sở hữu trí tuệ trong doanh nghiệp sẽ giúp các doanh nghiệp có thể hoạt động hiệu quả; năng suất hơn.

Khái niệm về quyền sở hữu trí tuệ 

Quy định về quyền sở hữu trí tuệ trong doanh nghiệp

Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức; cá nhân đối với tài sản trí tuệ. Bao gồm: Quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả; quyền sở hữu công nghiệp cuối cùng là quyền đối với giống cây trồng.

Trong đó:

  • Quyền tác giả: Là quyền của cá nhân; tổ chức đối với tác phẩm do mình tạo ra hoặc sở hữu.
  • Quyền liên quan đến quyền tác giả: Là quyền của cá nhân; tổ chức; đối với cuộc biểu diễn; bản ghi âm; ghi hình; chương trình phát sóng; tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa.
  • Quyền sở hữu công nghiệp: Là quyền của cá nhân; tổ chức đối với sáng chế; kiểu dáng công nghiệp; thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn; nhãn hiệu; tên thương mại; chỉ dẫn địa lý; bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.
  • Quyền đối với giống cây trồng: Là quyền của cá nhân; tổ chức đối với giống cây trồng mới do mình tạo ra hoặc phát hiện và phát triển hoặc được hưởng quyền sở hữu.

Lý do doanh nghiệp cần bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ

Ngày nay; doanh nghiệp cần phải chú trọng trong việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ; bởi vì:

Tránh sự xâm phạm của đối thủ cạnh tranh

Quy định về quyền sở hữu trí tuệ trong doanh nghiệp

Bất cứ doanh nghiệp nào khi một sản phẩm mới vào thị trường và thu hút khách hàng thành công; không sớm thì muộn sẽ bị một số bên đối thủ cạnh tranh sản xuất các sản phẩm giống hoặc tương tự. Đã có rất nhiều trường hợp; đối thủ cạnh tranh hưởng lợi từ việc tiết kiệm về quy mô sản xuất; khả năng tiếp cận thị trường; có quan hệ tốt hơn với các nhà phân phối hoặc tiếp cận được với các nguồn nguyên liệu thô rẻ hơn. Từ đó có thể sản xuất một sản phẩm tương tự hoặc giống hệt với giá thành rẻ hơn.

Đây là lý do các doanh nghiệp phải hiểu thật rõ về quy định về quyền sở hữu trí tuệ trong doanh nghiệp để có thể cân nhắc khi sử dụng hệ thống sở hữu trí tuệ giúp bảo vệ sản phẩm sáng tạo của mình.

Bảo vệ tài sản vô hình

Tài sản của một doanh nghiệp được chia thành hai loại nói chung:

  • Tài sản hữu hình: gồm nhà xưởng; hệ thống máy móc; tài chính và cơ sở hạ tầng.
  • Tài sản vô hình: gồm những nguồn nhân lực và bí quyết liên quan đến ý tưởng; chiến lược; kế hoạch kinh doanh; nhãn hiệu; kiểu dáng và các kết quả vô hình khác được tạo ra bởi các tài năng sáng tạo và đổi mới của công ty.

Tài sản hữu hình là tài sản có giá trị chính của một công ty và được coi là có tính quyết định trong việc xác định khả năng cạnh tranh của một doanh nghiệp trên thị trường. Trong những năm gần đây; các doanh nghiệp đang nhận ra rằng các tài sản vô hình đang trở nên có giá trị hơn so với tài sản hữu hình và rất dễ bị xâm phạm. Với một số doanh nghiệp giá trị tài sản hữu hình của họ có thể rất ít; nhưng tài sản vô hình của họ lại có giá trị rất cao; cần được bảo vệ.

Giới hạn về quyền sở hữu trí tuệ trong doanh nghiệp

Quy định về quyền sở hữu trí tuệ trong doanh nghiệp

Giới hạn về quyền sở hữu trí tuệ trong doanh nghiệp được quy định như sau:

  • Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ chỉ thực hiện quyền của mình trong phạm vi và thời hạn bảo hộ theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ.
  • Việc thực hiện quyền sở hữu trí tuệ không được xâm phạm những điều sau: Lợi ích của Nhà nước; lợi ích công cộng; quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức; cá nhân khác và không được vi phạm các quy định khác của pháp luật có liên quan.
  • Trong trường hợp nhằm đảm bảo mục tiêu quốc phòng; an ninh; dân sinh và các lợi ích khác của Nhà nước; xã hội quy định; Nhà nước sẽ có quyền cấm hoặc hạn chế chủ thể quyền sở hữu trí tuệ thực hiện quyền của mình hoặc buộc chủ thể quyền sở hữu trí tuệ phải cho phép tổ chức; cá nhân khác sử dụng một hoặc một số quyền của mình với những điều kiện phù hợp. Việc giới hạn quyền đối với sáng chế thuộc bí mật nhà nước được thực hiện theo quy định của Chính phủ.

Trên đây là toàn bộ những thông tin về quy định về quyền sở hữu trí tuệ trong doanh nghiệp. Hy vọng rằng sau bài viết này; bạn sẽ tìm được luật sư tư vấn phù hợp cho doanh nghiệp của mình. Mọi thông tin tư vấn thêm; xin vui lòng liên hệ website: https://luatgiavo.vn/ hoặc gọi đến hotline: 02466.559.559.

Tham gia bình luận:

     
Luật Gia Võ