Để kết hôn với người nước ngoài, cần thực hiện hồ sơ và thủ tục gì?

Cùng với sự giao lưu và hội nhập với thế giới, hiện nay việc kết hôn có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam không còn là vấn đề xa lạ và khó khăn. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu hết các quy định của pháp luật về thủ tục và điều kiện kết hôn có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam. Vậy khi muốn thực hiện đăng ký kết hôn khi có yếu tố nước ngoài thì cần phải chuẩn bị các tài liệu gì? Thực hiện các thủ tục gì và phải thực hiện với cơ quan nhà nước nào?

Để có cái nhìn đúng nhất về kết hôn ngoại quốc, Sau đây Luật TNHH Gia Võ sẽ tư vấn cho quý khách hàng quan tâm về thủ tục đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài mới nhất theo quy định pháp luật hiện hành:

Thành phần hồ sơ

a) Giấy tờ cần xuất trình

  • Công dân Việt Nam: xuất trình bản chính hộ chiếu hoặc CMND/căn cước công dân hoặc giấy tờ tuỳ thân khác;
  • Người nước ngoài: xuất trình bản chính hộ chiếu để chứng minh về nhân thân hoặc giấy tờ đi lại quốc tế hoặc thẻ cư trú (bản chính);
  • Giấy tờ chứng minh nơi cư trú để xác định thẩm quyền đăng ký kết hôn.

b) Hồ sơ nộp

  • Tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu: 01 bản;
  • Giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền của Việt Nam hoặc của nước ngoài xác nhận các bên kết hôn không mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác mà không có khả năng nhận thức, làm chủ hành vi của mình: 01 bản chính;
  • Giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân của người nước ngoài do cơ quan có thẩm quyền của nước mà người đó là công dân cấp còn giá trị sử dụng: 01 bản chính;

Trình tự thực hiện

  • Người có yêu cầu đăng ký kết hôn nộp hồ sơ đăng ký kết hôn tại UBND cấp huyện nơi cư trú của một trong các bên và xuất trình giấy tờ tuỳ thân để bên tiếp nhận kiểm tra, đối chiếu thông tin.
  • Hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, bên tiếp nhận sẽ viết giấy tiếp nhận, trong đó ghi ngày, giờ trả kết quả. Thời hạn trả kết quả là 15 ngày. Nếu hồ sơ chưa hoàn thiện thì bên tiếp nhận sẽ lập văn bản hướng dẫn, trong đó ghi rõ cần bổ sung, sửa đổi những gì.
  • Khi nhận đầy đủ hồ sơ, Phòng Tư pháp tiến hành nghiên cứu, thẩm tra hồ sơ đăng ký kết hôn. Trong trường hợp có khiếu nại, tố cáo, hoặc có thông tin chưa rõ ràng về nhân thân và điều kiện của các bên đăng ký kết hôn thì Phòng tư pháp phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền xác minh làm rõ.
  • Xét thấy hồ sơ hợp lệ, các bên có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình, không thuộc trường hợp từ chối đăng ký kết hôn theo quy định, Phòng tư pháp báo cáo với Chủ tịch UBND cấp huyện xem xét, quyết định. Trường hợp Chủ tịch UBND đồng ý thì ký 02 bản chính Giấy chứng nhận kết hôn.
  • Phòng Tư pháp tổ chức trao Giấy chứng nhận kết hôn cho các bên đương sự.

Khi đăng ký kết hôn, cả hai bên nam, nữ phải có mặt tại Trụ sở UBND. Trường hợp một trong hai bên không thể có mặt để nhận Giấy chứng nhận kết hôn thì phải có đề nghị bằng văn bản.

Căn cứ vào đề nghị của đương sự, Phòng Tư pháp gia hạn thời gian trao Giấy chứng nhận kết hôn nhưng không quá 60 ngày, kể từ ngày Chủ tịch UBND cấp huyện ký Giấy chứng nhận kết hôn. Hết 60 ngày mà các bên đương sự không đến nhận Giấy chứng nhận kết hôn thì Phòng tư pháp báo cáo Chủ tịch UBND cấp huyện huỷ Giấy chứng nhận kết hôn đã ký. Nếu các đương sự vẫn muốn kết hôn với nhau thì phải tiến hành thủ tục đăng ký kết hôn từ đầu.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về điều kiện, hồ sơ và thủ tục kết hôn khi có yếu tố nước ngoài. Mọi thắc mắc cần giải đáp và tư vấn thêm về vấn đề này, bạn vui lòng liên hệ để được hỗ trợ sớm nhất!

Chuyên viên: Trịnh Phương Thảo

Tham gia bình luận:

     
Luật Gia Võ