Luật sư tư vấn về quyền lợi của con cái trong gia đình

Mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái được cho là mối quan hệ gắn bó khăng khít; thân mật nhất bởi cha mẹ là những người đồng hành cùng con cái trong suốt quá trình trưởng thành. Cha mẹ có quyền và nghĩa vụ riêng đối với con cái của mình và ngược lại chính con cái cũng có những quyền lợi riêng được quy định trong pháp luật. Sau đây; luật Gia Võ sẽ chia sẻ tới bạn các thông tin liên quan đến quyền lợi của con cái; cùng theo dõi ngay trong bài viết dưới đây.

Quyền lợi của con cái trong gia đình được quy định như thế nào?

Quy định về quyền của con cái

Con cái có rất nhiều quyền lợi trong gia đình và được quy định cụ thể trong nhiều bộ luật khác nhau; tất cả đều mang một giá trị; ý nghĩa nhân văn cao cả và đặc biệt là thể hiện văn hóa của người Việt Nam.

Theo Luật Hôn nhân và gia đình ban hành năm 2014 quy định về quyền của con cái đối với cha mẹ như sau:

  • Con cái có quyền được cha mẹ yêu thương; tôn trọng; thực hiện các quyền; lợi ích hợp pháp về nhân thân và tài sản theo quy định của pháp luật.
  • Nếu con là người chưa thành niên hoặc đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự hay không còn khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi sống bản thân thì có quyền được sống chung với cha mẹ; được cha mẹ chăm sóc; nuôi dưỡng.
  • Nếu con đã từ đủ 15 tuổi trở lên và có tài sản riêng thì có quyền nhờ cha mẹ quản lý
  • Con cái có quyền nhận cha; mẹ của mình kể cả trong trường hợp cha mẹ đã chết. Con đã thành niên nhận cha không cần có sự đồng ý của mẹ và nhận mẹ không cần có sự đồng ý của cha.

>> Xem thêm: Dịch vụ tư vấn luật hôn nhân và gia đình mới nhất tại Luật Gia Võ

quy định về quyền của con cái

Một điểm đáng chú ý liên quan đến quyền của con cai trong bộ luật này đó là trong trường hợp là con nuôi; con riêng; con dâu; con rể mà cùng sống chung với cha mẹ nuôi; cha dượng; mẹ kế; cha mẹ chồng; cha mẹ vợ thì cũng sẽ có các quyền đối với cha mẹ nuôi; cha dượng; mẹ kế; cha mẹ chồng; cha mẹ vợ

Ngoài ra; trong Bộ luật Dân sự 2015 còn quy định về quyền của con cái như sau:

  • Con cái có quyền hưởng tài sản thừa kế của cha mẹ mà không cần phụ thuộc vào nội dung của di chúc trong trường hợp theo Điều 644 Bộ luật dân sự năm 2015.
  • Bên cạnh đó con cái còn có quyền lập di chúc chuyển giao tài sản của mình cho cha mẹ nếu đủ các điều kiện hợp pháp theo các điều đã được quy định trong pháp luật.

Xét trong Luật Trẻ em năm 2016; đã sửa đổi và bổ sung năm 2018; con cái được hưởng các quyền lợi như sau:

  • Con cái được quyền sống chung với cha; mẹ; được cha và mẹ bảo vệ chăm sóc và giáo dục; trừ một số trường hợp cách ly cha; mẹ theo quy định của pháp luật hoặc vì lợi ích tốt nhất của con.
  • Trường hợp con phải cách ly cha mẹ theo quy định của pháp luật; người con sẽ nhận được sự trợ giúp để duy trì mối liên hệ và tiếp xúc với cha; mẹ; gia đình; trừ trường hợp không vì lợi ích tốt nhất của người con.
  • Con cái có quyền được biết cha mẹ để của mình trừ khi điều đó ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích tốt nhất của con; con cũng được duy trì mối liên hệ hoặc tiếp xúc với cả cha và mẹ khi con; cha; mẹ cư trú ở các quốc gia khác nhau hoặc khi bị giam giữ; trục xuất; được tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất cảnh; nhập cảnh để đoàn tụ với cha; mẹ; được bảo vệ không bị đưa ra nước ngoài trái quy định của pháp luật; được cung cấp thông tin khi cha; mẹ bị mất tích.

Con cái cần thực hiện những nghĩa vụ gì đối với cha mẹ?

Con cái cần thực hiện những nghĩa vụ gì đối với cha mẹ

  • Con cái được hưởng rất nhiều quyền lợi; tuy nhiên đi kèm với quyền lợi và những nghĩa vụ mà con cái cần thực hiện đối với cha mẹ của mình
  • Con cái phải có bổn phận yêu quý; kính trọng; biết ơn; hiếu thảo và phụng dưỡng cha mẹ; tiếp thu và gìn giữ văn hóa; truyền thống đạo đức của gia đình.
  • Con chưa thành niên tham gia công việc gia đình phù hợp với lứa tuổi và không trái với quy định của pháp luật về bảo vệ; chăm sóc và giáo dục trẻ em.
  • Chăm sóc; nuôi dưỡng cha mẹ khi họ mất năng lực hành vi dân sự; ốm đây; già yếu; khuyết tật. Trong trường hợp có nhiều con thì các con phải cùng nhau chăm sóc; phụng dưỡng cha mẹ.
  • Con từ đủ 15 tuổi trở lên sống chung với cha mẹ phải có nghĩa vụ chăm lo đời sống chung của gia đình. Còn khi con đã là thanh niên khi sống chung với cha mẹ có nghĩa vụ tham gia công việc gia đình; sản xuất; tạo thu nhập nhằm đảm bảo đời sống chung của gia đình.
  • Con đã thành niên không sống chung với gia đình thì có nghĩa vụ cấp dưỡng cho cha meh trong trường hợp cha mẹ không còn khả năng lao động.

Trên đây là những quyền lợi của con cái kèm theo những nghĩa vụ đối với cha mẹ. Nếu bạn quan tâm đến các vấn đề liên quan đến Luật Hôn nhân và Gia đình; hãy truy cập website https://luatgiavo.vn/ hoặc qua hotline:  02466.559.559 để được luật sư tư vấn.

Tham gia bình luận:

     
Luật Gia Võ