Đã từ lâu pháp luật về hợp đồng chiếm một vị trí rất quan trọng trong hệ thống pháp luật Việt Nam, bởi vì, hầu hết các giao dịch trong xã hội, dù có mục đích kinh doanh hay nhằm đáp ứng các nhu cầu sinh hoạt thông thường, đều liên quan đến hợp đồng. Chính vì lẽ đó mà các chế định về hợp đồng và các vấn đề liên quan đến hợp đồng chiếm một vị trí nòng cốt. Đặc biệt là hợp đồng Thương Mại:
Mục đích của pháp luật về hợp đồng là nhằm bảo vệ quyền tự do ý chí của các bên. Quyền tự do ý chí này chỉ bị hạn chế bởi một số ngoại lệ nhằm bảo vệ trật tự công hoặc nhằm bảo đảm quyền lợi hợp pháp của bên thứ ba. Sau đây, Công ty Luật TNHH Gia Võ đề cập đến một số vướng mắc hay gặp phải trong đàm phán, kí kết hợp đồng thương mại.
Về nguồn pháp luật điều chỉnh và có liên quan đến nội dung của hợp đồng:
Nếu là hợp đồng mua bán hàng hoá, thì pháp luật có liên quan là những văn bản pháp luật về thương mại, dân sự, cụ thể là Bộ Luật Dân sự,Luật Thương mại (LTM), Luật Đầu tư, Luât doanh nghiệp v.v..
Nếu là hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế thì kiến thức về thói quen thương mại, thông lệ, tập quán quốc tế, điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, các cam kết Quốc tế song phương, đa phương, và cam kết trong khu vực của Việt Nam…
Khi soạn thảo hợp đồng, doanh nghiệp thường không bảo đảm các yếu tố như:
Về mặt hình thức của hợp đồng:
Trong trường hợp nào mà pháp luật yêu cầu hợp đồng phải được lập thành văn bản, phải có công chứng hoặc chứng thực, phải đăng ký hoặc xin phép thi phải tuân theo các quy định đó.
Về mặt nội dung của hợp đồng:
Nội dung của hợp đồng có các bên tự thoả thuận theo nguyên tắc tự do ý chí, bình đẳng và thiện chí với nhau, không được vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội.
- Đảm bảo đối tượng của hợp đồng là những hàng hoá mà pháp luật không cấm, không trái đạo đức xã hội.
- Đảm bảo người tham gia giao dịch phải hoàn toàn tự nguyện.
Đảm bảo người tham gia hợp đồng có năng lực hành vi dân sự.
Các lưu ý cụ thể khác
Giải thích thuật ngữ:
- Hợp đồng thương mại là một dạng hợp đồng không chỉ chịu sự điều chỉnh của pháp luật mà còn bị ảnh hưởng bởi các thói quen thương mại, thông lệ, tập quán và là những hợp đồng mang tính chất chuyên ngành cao, nội dung phức tạp và liên quan đến nhiều lĩnh vực chuyên ngành đặc thù.
- Để đảm bảo việc thực hiện hợp đồng một cách thuận lợi, thì việc đưa ra các khái niệm cho những nội dung cần được hiểu và áp dụng thống nhất, khoa học là rất quan trọng, nhằm tránh tình trạng có phát sinh xung đột, tranh cãi giữa các bên về cách hiểu của nội dung đó cũng như tránh gây ra tình trạng phá vỡ hợp đồng.
Mục lục hợp đồng:
Tuỳ thuộc vào từng loại hợp đồng, nội dung, quy mô và tính chất của hợp đồng mà các hợp đồng ngoài bản chất thì còn có các mục lục hợp đồng. Mục lục hợp đồng là cần thiết và hỗ trợ đắc lực cho quá trình soạn thảo, đàm phán và thực thi hợp đồng.
Điều khoản về cách thức giải thích hợp đồng:
Trong trường hợp hợp đồng không có các điều khoản về khái niệm, giải thích thuật ngữ và khi điều khoản của hợp đồng có thể giải thích theo nhiều cách khác nhau thì phải chọn cách giải thích phù hợp nhất, khoa học nhất để giải thích cho từng trường hợp cụ thể.
Trong quá trình soạn thảo, đàm phán, tư vấn hợp đồng:
Tùy thuộc vào từng hợp đồng cụ thể, các nội dung như:
- Quy định điều khoản về sửa đổi, bổ sung hợp đồng;
- Quy định rõ về thời hiệu của hợp đồng;
- Lưu ý về các điều khoản bồi thường thiệt hại