Điều kiện và thủ tục nhập quốc tịch Việt Nam.

Theo nguyên tắc, pháp luật Việt Nam không chấp nhận chế độ đa quốc tịch, do gặp nhiều vướng mắc trong việc áp dụng pháp luật đối với việc một công dân có nhiều quốc tịch. Thế nhưng, từ ngày Luật quốc tịch 2008 có hiệu lực, pháp luật Việt Nam đã cởi mở hơn, cho phép công dân được mang hai quốc tịch, trong đó có một quốc tịch Việt Nam với những trường hợp cụ thể.

Sau đây, Công ty Luật TNHH Gia Võ sẽ đưa đến độc giả điều kiện và thủ tục nhập quốc tịch Việt Nam và đưa ra những phân tích mới nhất về vấn đề này dựa trên quy định pháp luật hiện hành:

Căn cứ vào Điều 19 Luật quốc tịch 2008 về Điều kiện được nhập quốc tịch Việt Nam:

  1. ng dân nước ngoài và người không quốc tịch đang thường trú ở Việt Nam có đơn xin nhp quốc tịch Việt Nam thì có thể được nhp quốc tịch Vit Nam, nếu có đủ các điều kiện sau đây:

a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật Việt Nam;

b) Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật Việt Nam; tôn trọng truyền thống, phong tục, tập quán ca dân tộc Việt Nam;

c) Biết tiếng Việt đủ để hoà nhp vào cộng đồng Việt Nam;

d) Đã thường trú ở Việt Nam từ 5 năm trở lên tính đến thời điểm xin nhp quốc tịch Việt Nam;

đ) Có khả năng bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam.

  1. Người xin nhp quốc tịch Vit Nam có thể được nhp quốc tịch Vit Nam mà không phải có các điều kiện quy định tại các điểm c, d và đ khon 1 Điều này, nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây:

a) Là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam;

b) Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghip xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam;

c) Có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Người nhp quốc tịch Việt Nam thì phải thôi quốc tịch nước ngoài, trnhững người quy định tại khoản 2 Điều này, trong trường hợp đặc biệt, nếu được Chủ tịch nước cho phép.

Người xin nhp quốc tịch Việt Nam phải có tên gọi Việt Nam. Tên gọi này do người xin nhp quốc tịch Vit Nam la chn và được ghi rõ trong Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam.

Người xin nhp quốc tịch Vit Nam không được nhp quốc tịch Vit Nam, nếu việc đó làm phương hại đến lợi ích quc gia ca Việt Nam. 

Như vậy, nếu như trường hợp của người muốn xin nhập quốc tịch Việt Nam rơi vào khoản 2 điều 19 Luật quốc tịch 2008, tức là người đó có vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ là công dân Việt Nam; thực hiện đầu tư vào Việt Nam; có các hoạt động phát triển kinh tế, kỹ thuật, văn hoá,… của Việt Nam; hoặc các trường hợp đặc biệt khác được Chủ tịch nước phê chuẩn.

Thủ tục xin nhập quốc tịch Việt Nam như sau:

Bước 1: Người có nguyện vọng nhập quốc tịch Việt Nam nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tư pháp, từ thứ hai đến thứ sáu (buổi sáng từ 7 giờ 30 phút đến 11 giờ 30 phút, buổi chiều từ 13 giờ 00 phút đến 17 giờ 00 phút) và buổi sáng thứ bảy (từ 7 giờ 30 phút đến 11 giờ 30 phút).

Bước 2: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Sở Tư pháp tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính hợp lệ và đầy đủ của các giấy tờ có trong hồ sơ:

+ Trường hợp hồ sơ hợp lệ và đầy đủ theo quy định thì cấp Biên nhận hồ sơ;

+ Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa hợp lệ, công chức được phân công tiếp nhận hướng dẫn bằng văn bản cho người nộp hồ sơ bổ sung và hoàn thiện hồ sơ theo quy định.

Bước 3: Sở Tư pháp thẩm tra và chuyển hồ sơ xác minh

+ Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Sở Tư pháp gửi văn bản đề nghị Công an Thành phố xác minh về nhân thân của người có nguyện vọng nhập quốc tịch Việt Nam.

+ Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Sở Tư pháp, Công an Thành phố xác minh và gửi kết quả về Sở Tư pháp.

Trong thời gian này, Sở Tư pháp tiến hành thẩm tra giấy tờ trong hồ sơ đề nghị nhập quốc tịch Việt Nam.

+ Trong thời gian 10 ngày, kể từ ngày nhận được kết quả thẩm tra của Công an Thành phố, Sở Tư pháp hoàn tất hồ sơ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố.

+ Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị của Sở Tư pháp, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét, kết luận và đề nghị gửi Bộ Tư pháp.

Bước 4: Bộ Tư pháp và Văn phòng Chủ tịch nước tiếp nhận hồ sơ giải quyết

+ Đối với người có nguyện vọng nhập quốc tịch Việt Nam không thuộc trường hợp được giữ quốc tịch nước ngoài:

  • Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố, Bộ Tư pháp kiểm tra lại hồ sơ, nếu xét thấy đủ điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam thì gửi văn bản thông báo cho người có nguyện vọng nhập quốc tịch Việt Nam để làm thủ tục thôi quốc tịch nước ngoài.
  • Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được giấy cho thôi quốc tịch nước ngoài của người có nguyện vọng nhập quốc tịch Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Tư pháp báo cáo Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định.

+ Đối với người có nguyện vọng nhập quốc tịch Việt Nam thuộc trường hợp được giữ quốc tịch nước ngoài hoặc người không quốc tịch.

  • Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố, Bộ Tư pháp kiểm tra lại hồ sơ, nếu xét thấy có đủ điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam thì báo cáo Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định.
  • Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch nước xem xét, quyết định.
  • Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện cho nhập quốc tịch Việt Nam hoặc không được Chủ tịch nước đồng ý cho nhập quốc tịch Việt Nam, Bộ Tư pháp có thông báo bằng văn bản cho Sở Tư pháp để thông báo cho người nộp hồ sơ nhập quốc tịch Việt Nam.

Bước 5: Bộ Tư pháp thông báo kết quả giải quyết

+ Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được Quyết định của Chủ tịch nước cho nhập quốc tịch Việt Nam, Bộ Tư pháp gửi cho người được nhập quốc tịch Việt Nam bản sao Quyết định, kèm theo bản trích sao danh sách.

+ Gửi Sở Tư pháp theo dõi, quản lý, thống kê các việc đã giải quyết về quốc tịch.

Bước 6: Người đề nghị căn cứ ngày hẹn trên biên nhận đến nhận kết quả giải quyết tại Bộ phận tiếp nhận và trả hồ sơ của Sở Tư pháp như sau:

+ Lần 1: Nhận thông tin hồ sơ được Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét, kết luận và đề nghị gửi Bộ Tư pháp.

+ Lần 2: Nhận thông báo để làm thủ tục thôi quốc tịch nước ngoài (Đối với người có nguyện vọng nhập quốc tịch Việt Nam không thuộc trường hợp được giữ quốc tịch nước ngoài).

+ Lần 3: Nhận thông tin cho nhập quốc tịch Việt Nam hoặc không đủ điều kiện cho nhập quốc tịch Việt Nam hoặc không được Chủ tịch nước đồng ý cho nhập quốc tịch Việt Nam.

Chuyên viên: Trịnh Phương Thảo

—————————————————–

CÔNG TY LUẬT TNHH GIA VÕ:

02466.559.559

Địa chỉ: Xóm 9, thôn Ngọc Chi, xã Vĩnh Ngọc, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội

VPĐD: P103- Tầng 1-Số 16 Phố Trần Quốc Vượng P.Dịch Vọng – Q.Cầu Giấy – HN

luatgiavo@gmail.com

Tham gia bình luận:

     
Luật Gia Võ