Gia đình là nền tảng của xã hội, là tổ ấm của mỗi người , là nơi sinh ra, nuôi dưỡng và giáo dục các thế hệ tương lai của đất nước, đồng thời cũng là nơi bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống, môi trường quan trọng để hình thành, nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách con người. Bên cạnh những cuộc hôn nhân hạnh phúc, có không ít những cặp đôi không thể hòa hợp sau khi chung sống. Một cuộc hôn nhân không hạnh phúc, thì ly hôn chính là một cứu cánh, một giải pháp hữu hiệu để các bên có cuộc sống mới tốt hơn.
Thấu hiểu tâm tư, nguyện vọng của nhiều khách hàng, Chúng tôi – Công ty Luật TNHH Gia Võ cung cấp dịch vụ về hôn nhân gia đình bao gồm:
1. Ly hôn, tranh chấp về nuôi con, chia tài sản khi ly hôn
Đây là loại tranh chấp phổ biến nhất trong các vụ án về hôn nhân và gia đình. Tranh chấp về nuôi con là việc các bên không thống nhất được ai là người có trách nhiệm trực tiếp nuôi con, ai là người có nghĩa vụ cấp dưỡng, mức cấp dưỡng và thời gian cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn. Ngoài ra, đương sự không có sự thống nhất về phương thức chia tài sản, giá trị tài sản…và yêu cầu Tòa án giải quyết để phân định tài sản chung, tài sản riêng, nghĩa vụ tài sản của vợ chồng khi ly hôn.
2. Tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân
Tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân được hiểu là mối quan hệ hôn nhân của vợ chồng vẫn đang tồn tại. Giữa họ không có yêu cầu Tòa án giải quyết việc ly hôn mà chỉ yêu cầu phân chia tài sản chung của vợ chồng. Yêu cầu này xuất phát từ nhu cầu chính đáng của họ như để thực hiện nghĩa vụ tài sản riêng, phải thi hành án về tài sản mà tài sản của họ lại là tài sản chung hợp nhất của vợ chồng nên cần xác định quyền sở hữu về tài sản trong khối tài sản chung đó, nhưng giữa họ đã không thỏa thuận được việc phân chia.
3. Tranh chấp về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
Trường hợp khi đương sự khởi kiện về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn thì trước đó, họ đã chấm dứt hôn nhân và đã có một bản án hoặc quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án giao con cho một bên trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc. Nhưng sau đó, phát sinh một trong các căn cứ làm thay đổi người trực tiếp nuôi con.
– Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con
– Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc. Nuôi dưỡng, giáo dục con.
4. Tranh chấp về xác định cha mẹ cho con hoặc xác định con cho cha mẹ
5. Tranh chấp về cấp dưỡng
Tranh chấp về cấp dưỡng có thể từ việc người có nghĩa vụ cấp dưỡng trốn tránh nghĩa vụ hoặc có sự thay đổi mức cấp dưỡng khi có căn cứ cho rằng mức cấp dưỡng đó không còn phù hợp với người được cấp dưỡng nữa.
6. Hôn nhân có yếu tố nước ngoài
7. Các tranh chấp khác về hôn nhân và gia đình và pháp luật có quy định
Chuyên viên: Nguyễn Thanh Hương