Thủ tục ly hôn có thể diễn ra suôn sẻ khi vợ chồng thỏa thuận được với nhau về quyền nuôi con và tài sản sở hữu. Tuy nhiên, thực tế có những trường hợp ngoại lệ. Hai vợ chồng không thể thống nhất với nhau về vấn đề phân chia tài sản chung sau khi ly hôn thì phải có sự can thiệp của pháp luật. Bài viết dưới đây, Luật Gia Võ sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết nhất.
Ly hôn là gì? Hậu quả của ly hôn
Ly hôn là việc chấm dứt mối quan hệ vợ chồng; và được thực hiện theo quyết định hoặc bản án có hiệu lực của cơ quan chuyên trách. Trong Luật hôn nhân và gia đình 2014 có nêu rất rõ Tòa án là cơ quan duy nhất có thẩm quyền giải quyết thủ tục ly hôn.
Ly hôn là điều không ai muốn nó xảy ra cả. Tuy nhiên, khi hai bên xảy ra tranh chấp và vợ chồng không thể tiếp tục với nhau thì ly hôn đến vào một thời điểm nào đó. Điều này dẫn tới các hậu quả như:
Hậu quả về quan hệ nhân thân
Khi Tòa án đưa ra bản án, quyết định giải quyết ly hôn có hiệu lực đồng nghĩa với đó mối quan hệ vợ chồng sẽ chấm dứt. Cả hai sẽ trở thành người độc thân và có quyền kết hôn với một người nào đó mà không chịu bất cứ sự ràng buộc nào từ phía vợ/chồng cũ. Các quyền và nghĩa vụ vợ chồng khi mới đăng ký kết hôn xong sẽ không còn hiệu lực.
Hậu quả về quan hệ cha, mẹ và con cái
Một trong hệ quả có thể nhìn thấy trực tiếp khi ly hôn chính là con cái. Vợ chồng sẽ thỏa thuận với nhau ai là người trực tiếp nuôi dưỡng con. Trường hợp không tìm được tiếng nói chung, Tòa án sẽ quyết định người có thể giúp con phát triển tốt nhất. Đối với các bé từ 7 tuổi trở lên cần xem xét ý kiến; nguyện vọng của con về mong muốn sống cùng bố hay mẹ.
Trường hợp con dưới 3 tuổi, mẹ sẽ là người được quyền nuôi dưỡng; chăm sóc và giáo dục con. Tuy nhiên, nếu mẹ không đủ điều kiện để nhận nuôi con; hoặc cha mẹ thỏa thuận riêng, cha có thể được quyền nuôi dưỡng bé. Người nào không trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc con có trách nhiệm chu cấp theo quy định.
Hậu quả phân chia tài sản chung sau khi ly hôn
Phân chia tài sản chung là một trong những hậu quả các cặp vợ chồng thường gặp phải nếu không tìm được tiếng nói chung. Việc giải quyết dựa trên tài sản chung và tài sản riêng của cả hai người. Theo Luật hôn nhân và gia đình 2014, tài sản chung vợ chồng cùng đóng công sức vào đó sẽ được chia đôi. Nếu bên nào nhận số tài sản lớn hơn thì phải có trách nhiệm thanh toán khoản chênh lệch cho người còn lại.
Đối với tài sản riêng thì của ai sẽ thuộc quyền sở hữu người đó. Trong trường hợp sáp nhập vào tài sản chung, bên còn lại phải có trách nhiệm thanh toán phần giá trị đó cho người kia; còn không tự hai vợ chồng tự thỏa thuận với nhau.
Những yếu tố ảnh hưởng tới phân chia tài sản chung sau khi ly hôn
Việc phân chia tài sản chung sau khi ly hôn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như:
Hoàn cảnh gia đình vợ chồng
Giải quyết phân chia tài sản chung phụ thuộc vào năng lực pháp luật; hành vi, sức khỏe và khả năng lao động của hai bên gia đình. Theo Luật hôn nhân gia đình; bên nào khó khăn hơn sẽ được ưu tiên chia tài sản nhiều hơn để đảm bảo cuộc sống ổn định. Tuy nhiên, tùy từng hoàn cảnh thực tế mới có thể quyết định chính xác số tài sản được phân chia cụ thể như thế nào.
Công sức đóng góp vào tài sản chung
Đây là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới việc phân chia tài sản chung. Toàn bộ thu nhập, công việc gia đình; hay lao động đóng góp tài sản riêng vào tài sản chung sẽ được ghi nhận. Nếu người nào đóng góp công sức nhiều thì số tài sản chia ra nhận sau khi ly hôn càng lớn và ngược lại.
Lợi ích chính đáng của mỗi bên để có đủ điều kiện tiếp tục lao động
Việc phân chia tài sản chung sau khi ly hôn phải đảm bảo rằng vợ chồng có thể tiếp tục khả năng lao động để tạo thu nhập. Chẳng hạn như hoạt động kinh doanh sản xuất. Bên còn lại có trách nhiệm thanh toán giá trị tài sản chênh lệch cho người kia để họ có thể tiếp tục tạo thu nhập; không gây ảnh hưởng tới điều kiện sống sau khi ly hôn.
Lỗi vi phạm trong quyền và nghĩa vụ vợ chồng
Khi xác nhận mối quan hệ vợ chồng nếu người nào vi phạm các quyền; và nghĩa vụ được quy định thì sẽ phải chịu trách nhiệm. Căn cứ vào các lỗi như bạo lực gia đình, ngoại tình… Tòa án sẽ phân chia tài sản chung cho mỗi bên nhằm bảo vệ quyền lợi của người còn lại.
Bài viết, Luật Gia Võ đã chỉ ra những yếu tố ảnh hưởng tới việc phân chia tài sản chung sau khi ly hôn. Nếu cần hỗ trợ chuẩn bị hồ sơ, thủ tục ly hôn; hãy liên hệ ngay với Công ty TNHH Luật Gia Võ qua hotline: 02466 559 559; hoặc truy cập website: https://luatgiavo.vn/ để được giải đáp chi tiết.