Quy định về quyền sử dụng đất đai theo Luật Đất Đai mà bạn cần biết

Thể chế hóa đường lối; chính sách của Đảng; Luật Đất đai qua từng thời kỳ đã không ngừng mở rộng; phát triển và hoàn thiện những quy định về quyền của người sử dụng đất. Cho đến nay; nhà nước luôn khẳng định và bảo đảm thực hiện các quy định về địa vị pháp lý của người sử dụng đất đai. Vậy quyền sử dụng đất đai là gì? Ai là người có quyền sở hữu đất đai? Hãy tìm hiểu quy định về quyền sử dụng đất đai thông qua bài viết dưới đây nhé!

Giải nghĩa về quyền sử dụng đất và người sử dụng đất

Quyền sử dụng đất đai là quyền của các chủ thể; được khai thác công dụng; hưởng lợi ích từ việc sử dụng đất được Nhà nước giao; cho thuê hoặc có thể được chuyển giao từ chủ thể khác thông qua việc chuyển đổi; cho thuê; thừa kế;…

Người sử dụng đất đai là các tổ chức; các hộ gia đình hay những cá nhân được Nhà nước cho phép sử dụng đất bằng một trong các hình thức giao đất như: Cho thuê đất; cho phép được nhận chuyển quyền sử dụng đất hoặc công nhận quyền sử dụng đất; có quyền cùng với nghĩa vụ mà nhà nước quy định trong thời hạn sử dụng đất.

Đại diện chủ sở hữu toàn dân là ai?

Theo quy định về quyền sử dụng đất đai thì đại diện chủ sở hữu toàn dân là Nhà nước. Quyền sở hữu đất đai của toàn dân mà Nhà nước là đại diện chủ sở hữu là một nguyên tắc quan trọng của ngành Luật Đất đai. Theo đó; toàn bộ đất trên phạm vi lãnh thổ nước ta; dù do ai sử dụng với mục đích gì thì đất đó vẫn thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu. Cụ thể; hình thức sở hữu toàn dân về đất đai được quy định ở những điều khoản sau:

Điều 53 Hiến pháp 2013 và Bộ luật dân sự 2015 

“Đất đai; tài nguyên nước; tài nguyên khoáng sản; nguồn lợi ở vùng biển; vùng trời; tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư; quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý.”

Điều 4 Luật Đất Đai

“Sở hữu Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất theo quy định của Luật này”.

Nhìn chung có thể hiểu chế độ sở hữu toàn dân về đất đai nghĩa là một khái niệm pháp lý. Gồm tổng hợp các quy phạm pháp luật​ điều chỉnh các quan hệ sở hữu đất đai trong đó quy định; xác nhận và bảo vệ quyền đại diện chủ sở hữu Nhà nước trong việc chiếm hữu; sử dụng; định đoạt đất đai.

Chế độ sở hữu  toàn dân đất đai về đất đai ở Việt Nam và những điều cần biết.

Quy định về quyền sử dụng đất đai được thực hiện thông qua cơ chế đại diện với nhiều cơ quan; tầng lớp. Đất đai không phải đối tượng của quan hệ dịch chuyển quyền sở hữu. Không có sự thống nhất trong chế độ pháp lý về đất đai và tài sản khác gắn liền với đất đai. Thực hiện quyền sở hữu đối với đất đai luôn luôn phải gắn liền với sự công bằng trong xã hội. Quyền sử dụng đất của người sử dụng đất đai mang tính phụ thuộc vào sở hữu toàn dân về đất đai mà Nhà nước là đại diện chủ sở hữu. Có những quy định sau đây cần nắm rõ:

Quyền sử dụng đất đai là quyền phái sinh

Nhà nước sẽ có quyền định đoạt toàn bộ đất đai trên phạm vi toàn quốc với tư cách là đại diện chủ sở hữu. Nhà nước có đầy đủ ba quyền năng đối với đất theo quy định của pháp luật.

Tuy nhiên; nhà nước không trực tiếp chiếm hữu; sử dụng đất đai để khai thác một số thuộc tính có ích từ đất mà sẽ thông qua quyền định đoạt; giao đất thuộc quyền sở hữu của mình cho tổ chức; các hộ gia đình hay cá nhân trong nước và nước ngoài. Sử dụng dưới các hình thức như giao đất; cho thuê; công nhận sử dụng hoặc thừa nhận các hành vi chuyển quyền sử dụng đất. Khi giao đất; tùy thuộc vào các hình thức sử dụng đất khác nhau mà Nhà nước sẽ cho họ hưởng quyền và thực hiện các nghĩa vụ đối với Nhà nước.

Như vậy; quy định về quyền sử dụng đất đai được xây dựng trên nền tảng chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai.

Quy định về quyền sử dụng đất đai dưới sự điều tiết của nhà nước

 

Sự điều tiết của nhà nước được thể hiện ở những điều sau:

  • Thứ nhất: Quá trình khai thác sử dụng đất của người sử dụng đất bị chi phối bởi Nhà nước. Biểu hiện ở hình thức sử dụng đất cùng mục đích sử dụng đất. Bên cạnh đó là thời hạn sử dụng; hạn mức; giá đất.
  • Thứ hai: Hình thức cùng với nội dung của các giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất đều phải tuân theo các quy định pháp luật mà Nhà nước đặt ra. Giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất sẽ gồm: chuyển đổi; chuyển nhượng; cho thuê; cho thuê lại; thừa kế; tặng cho; thế chấp; góp vốn quyền sử dụng đất.
  • Thứ 3: Quyền sử dụng đất đai của người sử dụng đất có những nghĩa vụ tài chính nhất định. Xuất phát từ cơ sở sở hữu toàn dân về đất mà Nhà nước là đại diện chủ sở hữu.
  • Thứ 4: Kể cả khi đã trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất; Nhà nước vẫn có quyền được thu hồi; trưng dụng trong một số các trường hợp nhất định.

Trên đây là toàn bộ quy định về quyền sử dụng đất đai được cung cấp bởi Luật Gia Võ. Mọi thông tin tư vấn thêm; xin vui lòng liên hệ website: https://luatgiavo.vn/ hoặc gọi đến hotline: 02466.559.559.

Tham gia bình luận:

     
Luật Gia Võ