Luật doanh nghiệp Việt Nam – Cập nhật những thông tin quan trọng

Doanh nghiệp có vai trò cực kỳ to lớn trong sự phát triển của đất nước. Do đó; nhận thức được vai trò tó của doanh nghiệp; nhà nước ta đã ban hành Luật doanh nghiệp. Vậy luật doanh nghiệp Việt Nam có vai trò; ý nghĩa như thế nào; hãy cùng tìm kiếm câu trả lời ngay bài viết dưới đây.

Luật doanh nghiệp là gì? 

luật doanh nghiệp Việt Nam

Luật doanh nghiệp là một văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành; có hiệu lực trên toàn lãnh thổ Việt Nam; áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Luật số: 59/2020/QH14 (tên gọi khác là Luật Doanh nghiệp năm 2020) có hiệu lực từ ngày 01/01/2021 là văn bản pháp luật về doanh nghiệp cụ thể nhất hiện đang có hiệu lực pháp lý tại Việt Nam

Kết cấu của Luật Doanh nghiệp năm 2020 

Luật Doanh nghiệp năm 2020 được ban hành gồm 10 chương; 218 điều; có kết cấu cụ thể như sau:

Chương I: Những quy định chung

Quy định các nội dung nền tảng về phạm vi; đối tượng điều chỉnh; khái niệm; thuật ngữ và các quyền; nghĩa vụ cơ bản của doanh nghiệp.

Chương II: Thành lập doanh nghiệp

Quy định về các điều kiện; thủ tục và quy định chung; cơ bản nhất về thành lập doanh nghiệp nhưng trình tự; thủ tục cụ thể sẽ được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hướng dẫn; quy định chi tiết tại văn bản khác.

Chương III: Công ty trách nhiệm hữu hạn

Quy định về khái niệm; điều kiện thành lập; hoạt động và cơ cấu tổ chức; quản lý của Công ty TNHH một thành viên và Công ty TNHH hai thành viên trở lên; Các chức danh chính; quyền và nghĩa vụ của các chức danh trong công ty theo quy định pháp luật.

Chương IV: Doanh nghiệp Nhà nước

Quy định về khái niệm; điều kiện thành lập; hoạt động và cơ cấu tổ chức; quản lý của các loại hình doanh nghiệp nhà nước; Các chức danh chính; quyền và nghĩa vụ của các chức danh trong công ty theo quy định pháp luật; Những quy định và điều kiện đặc thù của doanh nghiệp nhà nước về cơ cấu vốn; quản lý; giám sát…

Chương V: Công ty cổ phần

Quy định về khái niệm; điều kiện thành lập; hoạt động và cơ cấu tổ chức; quản lý của Công ty cổ phần; Các chức danh chính; quyền và nghĩa vụ của các chức danh trong công ty theo quy định pháp luật; Cơ chế huy động; quản lý về vốn; tài sản của doanh nghiệp thông qua cổ phiếu; cổ phần và các hoạt động mang tính đối vốn khác.

Chương VI: Công ty hợp danh

Quy định về khái niệm; điều kiện thành lập; hoạt động và cơ cấu tổ chức; quản lý của Công ty hợp danh; Các chức danh chính; quyền và nghĩa vụ của các chức danh trong công ty theo quy định pháp luật; Cơ chế đối với doanh nghiệp đối nhân theo quy định.

Chương VII: Doanh nghiệp tư nhân

luật doanh nghiệp Việt Nam

Quy định về khái niệm; điều kiện thành lập; hoạt động và cơ cấu tổ chức; quản lý của doanh nghiệp tư nhân; Các quy định về nguồn vốn của doanh nghiệp theo quy định pháp luật.

Chương VIII: Nhóm công ty

Quy định về sự kết hợp điều hành và mối quan hệ giữa các doanh nghiệp có mối liên hệ; liên kết chung với nhau thông qua cơ chế quản lý nguồn vốn; Quyền và nghĩa vụ của mỗi doanh nghiệp trong tập thể nhiều doanh nghiệp có sự liên kết chặt chẽ về vốn theo quy định pháp luật.

Chương IX: Tổ chức lại; giải thể và phá sản doanh nghiệp

Quy định chung về các phương pháp; phương án pháp lý đối với doanh nghiệp khi gặp khó khăn; có ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng thanh toán; hoạt động ổn định; đặc biệt là các vấn đề liên quan đến tài chính. Các nội dung cụ thể về cách thức; quy trình; thủ tục được Nhà nước quy định tại các văn bản pháp lý khác.

Chương X: Điều khoản thi hành

Quy định về trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước về doanh nghiệp và các hướng dẫn pháp lý về hiệu lực của luật về không gian; thời gian để xác định căn cứ áp dụng pháp luật.

Vai trò, ý nghĩa của Luật Doanh nghiệp 

luật doanh nghiệp Việt Nam

Trong sự phát triển kinh tế của đất nước; doanh nghiệp đóng vai trò cực kỳ to lớn; bất kể doanh nghiệp tư nhân hay doanh nghiệp nhà nước. Chính vì thế; Luật Doanh nghiệp đã ra đời như một công cụ quản lý của Nhà nước và là hành lang pháp lý  định hướng phát triển một cách công bằng; có trật tự nhằm vận dụng và khai thác tối đa các nguồn lực của xã hội.

Theo đó, luật doanh nghiệp được Nhà nước ghi nhận và bảo vệ bằng pháp quyền xã hội chủ nghĩa do mang những vai trò; ý nghĩa đặc thù không thể thay thế, cụ thể như:

  • Là công cụ để Nhà nước quản lý xã hội; thể chế hoá các đường lối; chủ trương; chính sách kinh tế của Đảng và Nhà nước thông qua các quy định pháp lý có tính chất bắt buộc chung;
  • Là hành lang pháp lý chung; thống nhất để doanh nghiệp phát triển tự do; bền vững nhưng đúng định hướng của Nhà nước; Vừa củng cố vị thế chính trị của giai cấp cầm quyền vừa tự do phát triển kinh tế; tạo ra giá trị gia tăng; nguồn lực phát triển đất nước;
  • Là cơ sở pháp lý xác định rõ ràng; cụ thể quyền; nghĩa vụ của các chủ thể có liên quan; Đảm bảo hoạt động kinh tế diễn ra công bằng; ổn định và phát triển có trật tự ;
  • Là tầm nhìn; định hướng của cơ quan quản lý Nhà nước đối với với nền kinh tế trong tương lai. Thông qua các quy định pháp luật; cơ chế; chính sách; doanh nghiệp xác định được quan điểm; định hướng phát triển nền kinh tế của Nhà nước.

Trên đây là vai trò; ý nghĩa của Luật doanh nghiệp Việt Nam; quý bạn đọc có thể tham khảo nhé. Nếu có vấn đề nào liên quan đến đất đai; quý khách vui lòng liên hệ đếnLuật Gia Võ qua website: https://luatgiavo.vn/ nhé.

Tham gia bình luận:

     
Luật Gia Võ