Quyền lợi của doanh nghiệp trong đất đai mới nhất hiện nay

Tại hội nghị do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức; phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã dự và ghi nhận nhiều ý kiến thiết thực của các doanh nghiệp đóng góp cho dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi). Các thông tin về quyền lợi của doanh nghiệp trong đất đai cụ thể được trình bày trong bài viết dưới đây! 

Một số đóng góp về quyền lợi của doanh nghiệp trong đất đai của Hội Nghị

Quyền lợi của doanh nghiệp trong đất đai

Tránh rủi ro cho doanh nghiệp khi tiếp cận đất đai

Theo Phó Thủ tướng; mọi doanh nghiệp; không phân biệt quy mô; loại hình; đều cần tiếp cận đất đai; khai thác; sử dụng nguồn lực đất đai cho hoạt động sản xuất; kinh doanh.

“Vậy dự thảo luật đã tạo điều kiện thuận lợi để tất cả doanh nghiệp có thể tiếp cận đất đai công bằng; sử dụng; khai thác hiệu quả đến đâu; nhất là đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ?”; Phó Thủ tướng nêu vấn đề.

Đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bất động sản; Phó Thủ tướng nêu một số chính sách cần lấy ý kiến cụ thể như: Phương thức tạo quỹ đất; phát triển quỹ đất; các hình thức tiếp cận đất (đấu thầu; đấu giá; chỉ định; tự thoả thuận…); và phải bảo đảm cải cách thủ tục hành chính; minh bạch…

“Những nội dung này cần nghiên cứu rất kỹ trong từng trường hợp để không mang tính hình thức; có chế tài; chế định cụ thể; triển khai rõ ràng; minh bạch; tránh hệ lụy; rủi ro cho doanh nghiệp”; Phó Thủ tướng nói.

rủi ro cho doanh nghiệp khi tiếp cận đất đai

>>> Xem thêm: Giải quyết tranh chấp đất đai – Những điều bạn cần biết

Điều tiết hài hoà lợi ích từ chuyển dịch đất đai

Trao đổi về vấn đề kinh tế đất đai; Phó Thủ tướng cho rằng mấu chốt là phương pháp tính toán; định giá đất đai.

Phó Thủ tướng phân tích: Nếu định giá đất đai không chính xác sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy phức tạp do nguyên nhân chủ quan; duy ý chí. Hiện nay có 5 phương pháp định giá đất đai nhưng rất khó chính xác nếu không xây dựng được cơ sở dữ liệu rõ ràng; phản ánh; thống kê đầy đủ giá trị đất đai; hoạt động kinh doanh đất đai. Đây là cơ sở để xây dựng bảng giá đất sát với giá trị thị trường trong điều kiện bình thường; ổn định; có sự điều tiết của Nhà nước; được cập nhật khi có biến động.

Bảng giá đất là căn cứ thực hiện các hoạt động thu hồi; đền bù; sử dụng đất đai một cách công bằng; minh bạch. Đồng thời; điều hoà giá trị gia tăng từ đất đai; bảo đảm công bằng giữa người dân; Nhà nước; doanh nghiệp; cũng như giữa các khu vực; vùng miền; địa phương; thậm chí giữa các dự án có tính chất khác nhau.

Khắc phục “2 chính sách; 2 giá” trong thu hồi đất đai

Đề cập đến các hình thức thu hồi đất đai hiện nay (doanh nghiệp tự thỏa thuận với người dân sau đó Nhà nước thực hiện thu hồi hoặc Nhà nước thực hiện thu hồi và giao đất sạch cho doanh nghiệp); Phó Thủ tướng cho biết dự thảo luật dự kiến mở rộng thêm một số khái niệm như Nhà nước thu hồi đất để tạo quỹ đất phát triển cơ sở hạ tầng; chỉnh trang đô thị; bảo vệ môi trường;…

Phó Thủ tướng nêu nghịch lý “2 chính sách và 2 giá”; nếu doanh nghiệp tự thỏa thuận thì giá đền bù rất cao do doanh nghiệp thu lợi nhuận cao nhưng chỉ đối với những dự án quy mô nhỏ; trong khi đó; những dự án quy mô lớn do Nhà nước thực hiện thu hồi có giá đền bù thấp hơn do phải bảo đảm công bằng; hài hoà các mục tiêu; kể cả về lợi ích kinh tế; các vấn đề xã hội.

lợi của doanh nghiệp

“Trên thực tế chưa có doanh nghiệp tự thỏa thuận được giá đền bù thu hồi đất đối với dự án quy mô lớn. Đồng thời; trong tất cả các dự án; Nhà nước đều thực hiện thu hồi; quyết định chuyển đổi mục đích sử dụng; tuy nhiên; việc tính toán; điều hoà giá trị gia tăng từ đất đai còn rất khó khăn. Đây là vấn đề các doanh nghiệp; chuyên gia kinh tế cần nhìn nhận; đóng góp ý kiến sát thực tiễn; bảo đảm hiệu quả sử dụng đất đai”; Phó Thủ tướng mong muốn.

Một số quyền lợi của doanh nghiệp trong đất đai và sử dụng

Quyền sử dụng:

Khi doanh nghiệp được Nhà nước giao; cho thuê; cho mượn; nhận chuyển nhượng đất đai; họ có quyền sử dụng tài sản này. Quyền sử dụng cho phép doanh nghiệp thực hiện các quyết định về việc sử dụng đất đai và tận dụng tối đa tiềm năng kinh doanh. Quyền này bao gồm quyền xây dựng; đầu tư; sản xuất; kinh doanh; và phát triển các dự án trên đất đai được Nhà nước giao.

Quyền chuyển nhượng: 

Một số quyền lợi của doanh nghiệp

Doanh nghiệp có quyền chuyển nhượng hoặc cho thuê quyền sử dụng đất đai cho các bên khác. Điều này cho phép doanh nghiệp tận dụng tài sản đất đai để thu được thu nhập bổ sung hoặc tạo ra các cơ hội hợp tác kinh doanh.

Quyền bảo vệ pháp lý: 

Doanh nghiệp có quyền yêu cầu bảo vệ pháp lý đối với quyền sử dụng đất đai. Quyền này đảm bảo rằng doanh nghiệp được đảm bảo quyền lợi và trách nhiệm liên quan đến đất và tài sản gắn liền với đất.

Quyền lợi của doanh nghiệp trong đất đai đóng vai trò quan trọng trong việc xác định sự phát triển và thành công của một doanh nghiệp. Điều quan trọng là doanh nghiệp nắm bắt và tuân thủ các quy định pháp luật liên quan đến đất đai để bảo vệ quyền lợi của mình và đảm bảo hoạt động kinh doanh được thực hiện một cách hợp pháp và bền vững.

Trên đây là những thông tin cơ bản về quyền lợi của doanh nghiệp trong đất đai cũng như các quy định về nghĩa vụ khi sử dụng đất. Nếu bạn cần tư vấn thêm thông tin liên quan; vui lòng liên hệ với Luật Gia Võ qua website: https://luatgiavo.vn/  hoặc hotline 02466.559.559 để được tư vấn chi tiết.

Tham gia bình luận:

     
Luật Gia Võ