Phương án giải quyết tranh chấp tài sản khi vợ chồng ly hôn

Tranh chấp tài sản là tranh chấp phổ biến thường diễn ra nhất khi các cặp vợ chồng tiến hành thủ tục ly hôn. Vậy pháp luật có những quy định như thế nào về giải quyết tranh chấp tài sản khi vợ chồng ly hôn? Mời bạn đọc hãy cùng Luật Gia Võ tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Câu hỏi từ độc giả: 

tranh chấp tài sản khi vợ chồng ly hôn

Chào luật Gia Võ, tôi có câu hỏi rất mong được các luật sư giải đáp: Tôi và chồng tôi kết hôn năm 2018, sau 3 năm chung sống do có nhiều mâu thuẫn không thể giải quyết nên chúng tôi quyết định thuận tình ly hôn. Chúng tôi có 1 con chung là bé gái 27 tháng tuổi, tòa quyết định do tôi nuôi dưỡng. Về tài sản, tại thời điểm ly hôn chúng tôi có 1 căn nhà đứng tên chung của 2 vợ chồng, tự thương lượng phân chia. Tuy nhiên đến nay đã 2 năm; chồng tôi vẫn lấy lý do chưa bán được nhà nên không tiến hành chia tài sản như đã định. Vì thế tôi và chồng cũ đã xảy ra tranh chấp tài sản từ hơn 1 năm nay. Vậy trong tình huống này tôi có thể làm đơn khởi kiện để yêu cầu tòa can thiệp chia tài sản chung không? Và tôi cần chuẩn bị những thủ tục nào; xin được Luật Gia Võ tư vấn. 

>>> Xem thêm: Danh mục Luật Hôn nhân

Pháp luật quy định như thế nào về tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân?

Tài sản chung của vợ chồng bao gồm tài sản được tạo ra bởi vợ và chồng; thu nhập từ lao động; hoạt động sản xuất; kinh doanh; lợi nhuận từ tài sản riêng và các nguồn thu hợp pháp khác trong thời gian hôn nhân. Tóm lại, tài sản hình thành trong quá trình hôn nhân được coi là tài sản chung (trừ khi có thỏa thuận khác từ vợ chồng).

Phân chia tài sản chung khi ly hôn

Phải làm gì khi có tranh chấp tài sản

Phân chia tài sản khi ly hôn là quá trình quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề tài chính sau khi một cặp vợ chồng quyết định chấm dứt hôn nhân. Dưới đây là một số thông tin tổng quát về phân chia tài sản khi ly hôn:

Các yếu tố cần xem xét khi phân chia tài sản khi ly hôn 

Phân chia tài sản chung của vợ chồng được thực hiện; nhưng cần xem xét các yếu tố sau đây:

  • Hoàn cảnh của gia đình và của cả hai bên vợ và chồng;
  • Đóng góp công sức của vợ và chồng vào việc tạo lập; duy trì và phát triển tài sản chung. Công sức lao động của vợ và chồng trong gia đình được xem là có thu nhập;
  • Việc phân chia tài sản phải bảo vệ lợi ích chính đáng của từng bên trong sản xuất; kinh doanh và nghề nghiệp để đảm bảo cả hai bên tiếp tục lao động tạo ra nguồn thu nhập;
  • Các lỗi vi phạm quyền và nghĩa vụ của vợ chồng.

Khi xảy ra tranh chấp tài sản khi vợ chồng ly hôn; có hai phương án giải quyết:

  • Trường hợp ly hôn thuận tình: Nếu vợ chồng đồng ý ly hôn và đã tự thỏa thuận về việc phân chia tài sản chung; phương án chăm sóc; nuôi dưỡng và giáo dục con cái theo đảm bảo quyền lợi hợp lý của vợ và con cái; tòa án sẽ công nhận và giải quyết yêu cầu ly hôn. Trường hợp không thỏa thuận hoặc thỏa thuận không đảm bảo quyền lợi hợp lý của các bên và con; tòa án sẽ giải quyết vấn đề ly hôn.
  • Trường hợp ly hôn đơn phương: Khi một trong hai bên yêu cầu ly hôn và hòa giải không thành; tòa án sẽ giải quyết yêu cầu ly hôn dựa trên các căn cứ về hành vi bạo lực gia đình hoặc các vi phạm nghiêm trọng quyền và nghĩa vụ của vợ chồng; gây ra tình trạng nghiêm trọng cho hôn nhân; không thể tiếp tục cuộc sống chung và mục tiêu của hôn nhân không thể đạt được. Nếu một trong hai bên bị tuyên bố mất tích và yêu cầu ly hôn; tòa án cũng sẽ giải quyết yêu cầu ly hôn. Theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật hôn nhân và gia đình 2014; tòa án cũng sẽ giải quyết yêu cầu ly hôn theo căn cứ về hành vi bạo lực gia đình của vợ chồng; ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng; sức khỏe và tinh thần của người kia.

Trong trường hợp ly hôn thuận tình; vấn đề về quyền nuôi con thường được thỏa thuận; còn việc phân chia tài sản cũng được tự thỏa thuận mà không cần tòa án can thiệp. Tuy nhiên; nếu sau khi ly hôn; vợ chồng không đồng ý với nhau về cách phân chia tài sản và xảy ra tranh chấp tài sản khi vợ chồng ly hôn; có thể khởi kiện ra tòa để tòa phân xử. 

Những vấn đề xảy ra khi chanh chấp tài sản khi vợ chồng ly hôn

>>> Xem thêm: Quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình cập nhật mới nhất

Khởi kiện phân chia tài sản chung khi vợ chồng ly hôn

Nếu đã thực hiện nhiều biện pháp đàm phán; hòa giải giữa hai bên mà vẫn không thể phân chia tài sản chung thì một trong hai bên sẽ làm đơn khởi kiện tới tòa án nhân dân có thẩm quyền để yêu phân chia tài sản (đây là phương án cuối cùng khi đã thực hiện nhiều lần hòa giải mà không thành công).

Hồ sơ khởi kiện Tranh chấp tài sản của vợ chồng sau khi ly hôn bao gồm:

  • Đơn khởi kiện;
  • Bản sao công chứng Chứng minh thư/ thẻ căn cước và sổ hộ khẩu của người khởi kiện (nguyên đơn);
  • Bản sao công chứng Chứng minh thư/ thẻ căn cước và sổ hộ khẩu của người khởi kiện (bị đơn) (nếu không có tài liệu này; có thể cần xác nhận từ chính quyền địa phương nơi người bị đơn đăng ký thường trú);
  • Bản sao công chứng các giấy tờ liên quan đến tài sản chung của vợ chồng;
  • Bản trích lục hoặc bản sao của quyết định ly hôn.

Hồ sơ được nộp tại Tòa án nhân dân quận huyện nơi có bất động sản liên quan.

Phí pháp lý và lệ phí tòa án sẽ phát sinh khi có tranh chấp tài sản khi vợ chồng ly hôn. Mức án phí sẽ được tính dựa trên giá trị của tài sản tranh chấp. 

Tư vấn luật khi xảy ra tranh chấp tài sản

Với câu hỏi từ độc giả; Luật Gia Võ xin trả lời như sau:

Dựa theo các quy định của pháp luật về tài sản chung sau hôn nhân và các phương án phân chia tài sản; 2 vợ chồng bạn đã đồng thuận ly hôn; tự phân chia tài sản. Tuy nhiên sau đó; chồng bạn lại không thực hiện nghĩa vụ này; không đảm bảo quyền lợi về tài sản cho bạn. Như vậy bạn có quyền khởi kiện chồng bạn để tiến hành phân chia tài sản; cụ thể là ngôi nhà do 2 vợ chồng đứng tên. 

Về các thủ tục cần để khởi kiện; Luật Gia Võ đã liệt kê ở phía trên. Nếu bạn cần tư vấn cụ thể hơn về tranh chấp tài sản khi vợ chồng ly hôn; hãy để lại thông tin để Luật Gia Võ liên hệ; tư vấn trực tiếp cho bạn. 

Tham gia bình luận:

     
Luật Gia Võ