Rủi ro trong giao kết Hợp đồng bằng miệng

Trong cuộc sống có rất nhiều các giao dịch, thỏa thuận được xác lập dựa trên ý chí tự nguyện của các bên, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp các bên cần phải lập hợp đồng theo đúng quy định của pháp luật, khi hợp đồng có hiệu lực, giao dịch đó sẽ được pháp luật bảo hộ. Vậy, để hợp đồng đồng có hiệu lực cần phải có những điều kiện sau:

Thứ nhất, các bên thỏa thuận phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự.

Thứ hai, khi giao kết hợp đồng cần phải tuân theo nguyên tắc tự nguyện, tự do ý chí.

Thứ ba, nội dung hợp đồng không trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.

Thế nào là giao kết hợp đồng bằng miệng???

Việc giao kết hợp đồng về tài sản bằng miệng đang diễn ra rất phổ biến trong xã hội; vì tin tưởng, vì quen biết mà nhiều người thường lựa chọn giao kết hợp đồng bằng hình thức này. Tuy nhiên trong thực tiễn, việc giao kết hợp đồng bằng miệng rất dễ nảy sinh tranh chấp ảnh hưởng đến quyền lợi của các bên, thậm chí nhiều trường hợp có nguy cơ mất luôn tài sản.

Theo quy định tại Điều 401 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định: “Hợp đồng dân sự có thể được giao kết bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể, khi pháp luật không quy định loại hợp đồng đó phải được giao kết bằng một hình thức nhất định. Trong trường hợp pháp luật có quy định hợp đồng phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực, phải đăng ký hoặc xin phép thì phải tuân theo các quy định đó”.

Đồng thời, căn cứ vào khoản 1 Điều 119 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định:

“1. Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể

Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản.

  1. Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó.”

 

Như vậy, một số giao dịch dân sự không nhất thiết phải giao kết bằng văn bản, ví dụ như việc mua bán để phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày; thỏa thuận mua bán bằng miệng giữa người mua và người bán hàng, về nguyên tắc  cũng được coi là hợp đồng và có hiệu lực bắt buộc thực hiện đối với hai bên, theo đó,  hợp đồng giao kết bằng miệng vẫn có hiệu lực pháp lý

Tuy nhiên một số giao dịch dân sự buộc phải thực hiện bằng văn bản như các hợp đồng có sự điều chỉnh đặc thù như Hợp đồng lao động, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, hợp đồng ủy quyền,… chỉ có giá trị pháp lý khi giao kết bằng văn bản, cụ thể hợp đồng mua bán nhà ở phải lập thành văn bản có công chứng hoặc chứng thực…

Do thỏa thuận bằng lời nói nên giá trị chứng minh rất thấp, nếu khởi kiện ra tòa án, nguyên đơn sẽ rất khó chứng minh là đã có thỏa thuận đó cũng như các nội dung của thỏa thuận nếu bị đơn phủ nhận.

Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật Gia Võ, với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua https://luatgiavo.vn/ hoặc Hotline: 02466.559.559 để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.

 

————————–
CÔNG TY LUẬT TNHH GIA VÕ
☎ (024) 66.559.559
🌐 Trụ sở chính: Phòng 103, Tầng 1, Số 16 Trần Quốc Vượng, phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.
🏠 Chi nhánh tại Khánh Hòa: Lô 8, Ô 15 đường Thân Nhân Trung, phường Vĩnh Hòa, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.
🏠 Chi nhánh tại Phú Thọ: Số 20, Tổ 16H Khu 9, phường Gia Cẩm, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Tham gia bình luận:

     
Luật Gia Võ