Chứng cứ trong vụ án dân sự – phân tích và ví dụ cụ thể

Câu hỏi: Gần đây tôi có tham gia vào vụ kiện dân sự tranh chấp di sản thừa kế. Trong quá trình tham gia vụ án; tôi cung cấp 1 bằng chứng được đưa ra ở dạng văn bản di chúc thừa kế viết tay. Vậy trong trường hợp này; văn bản đó có thể được coi là chứng cứ trong vụ án dân sự hợp pháp không? Xin nhờ luật sư Luật Gia Võ giúp tôi giải đáp thắc mắc này. Luật Gia Võ: Cảm ơn bạn đã tin tưởng và sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý của Công ty Luật TNHH Gia Võ. Dựa trên những thông tin bạn cung cấp; chúng tôi sẽ đưa ra những ý kiến tư vấn dựa trên những quy định của pháp luật hiện hành như sau:

Chứng cứ trong vụ án dân sự theo Bộ luật tố tụng dân sự 2015

hứng cứ trong vụ án dân sự

Điều 93 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định: Chứng cứ trong vụ việc dân sự là những gì có thật được đương sự và cơ quan; tổ chức; cá nhân khác giao nộp; xuất trình cho Tòa án trong quá trình tố tụng hoặc do Tòa án thu thập được theo trình tự; thủ tục do Bộ luật này quy định và được Tòa án sử dụng làm căn cứ để xác định các tình tiết khách quan của vụ án cũng như xác định yêu cầu hay sự phản đối của đương sự là có căn cứ và hợp pháp.

>>> Xem thêm: Trách nhiệm dân sự là gì? Các trách nhiệm dân sự khi vi phạm

Các nguồn thu thập chứng cứ trong vụ án dân sự 

Tại Điều 94; Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định về các nguồn thu thập chứng cứ như sau: Chứng cứ được Tòa án chấp thuận và sử dụng để làm căn cứ cho phán quyết cuối cùng của vụ án là các chứng cứ được thu thập từ các nguồn sau đây:

Các nguồn thu thập chứng cứ

  1. Tài liệu đọc được; nghe được; nhìn được; dữ liệu điện tử.
  2. Vật chứng.
  3. Lời khai của đương sự.
  4. Lời khai của người làm chứng.
  5. Kết luận giám định.
  6. Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ.
  7. Kết quả định giá tài sản; thẩm định giá tài sản.
  8. Văn bản ghi nhận sự kiện; hành vi pháp lý do người có chức năng lập.
  9. Văn bản công chứng; chứng thực.
  10. Các nguồn khác mà pháp luật có quy định.

Những hình thức tồn tại của chứng cứ hợp pháp 

Khi bất cứ vụ việc dân sự nào diễn ra cũng sẽ để lại những tình tiết; dấu vết qua những hình thức khác nhau. Các chứng cứ trong vụ án sẽ tồn tại ở các dạng: 

Một; các dấu vết phi vật chất; được hiểu là các chứng cứ được cung cấp qua lời khai của người bị hại; người làm chứng hoặc cá cá nhân có liên quan. Các chứng cứ này được thu thập qua những hình thức nhất định; ví dụ như việc lập biên bản ghi lời khai của nhân chứng. 

Những hình thức tồn tại của chứng cứ hợp pháp 

Hai; các dấu vết vật chất; là các vật chứng có thể nghe; đọc được như các loại giấy biên nhận nợ; hợp đồng cho vay/ mượn tài sản; hợp đồng tín dụng áp dụng trong các vụ án dân sự về tranh chấp; đòi nợ… 

Để đảm bảo tính đúng đắn của các vụ việc dân sự; các dấu vết được coi là chứng cứ của vụ án cần được cơ quan có thẩm quyền thực hiện thu thập theo đúng trình tự; đảm bảo tính khách quan. 

Đặc điểm của chứng cứ của các vụ án dân sự 

Đối với các loại Chứng cứ trong vụ án dân sự cần đảm bảo 3 đặc điểm sau:

Tính khách quan 

Chứng cứ được thu thập một cách khách quan; độc lập với ý thức của con người. Ví dụ như di chúc do chủ sở hữu tài sản viết ra. Nó thể hiện ý chí; mong muốn chủ quan của chủ tài sản ở thời điểm trước đó. Bởi vậy khi có khởi kiện về chia thừa kế thì bản di chúc sẽ trở thành một nguồn chứng cứ. 

Việc xác định thời điểm; hoàn cảnh ra đời của bản di chúc đó cần thu thập theo đúng quy định của Bộ luật tố để đảm bảo chứng cứ này tồn tại một cách khách quan. 

Đặc điểm của chứng cứ của các vụ án dân sự 

Tính liên quan

Ví dụ; Trong vụ án đòi nợ; thì giấy xác nhận số tiền nợ do chính người đi vay viết ra là tài liệu; chứng cứ liên quan trực tiếp đến vụ án. Tuy nhiên đối với vụ án cho vay; nhưng bên vay cho lời khai là đã trả tiền cho bên B và có người E; G làm chứng. Tòa án sẽ lấy lời khai của E; G để tiến hành xét xử vụ án.

Như vậy; nội dung lời khai của các nhân chứng E; G sẽ là những tài liệu; chứng cứ có liên quan đến vụ kiện đòi nợ.

Tính hợp pháp 

Ví dụ; đối với 1 bản di chúc photocopy nhưng không có công chứng đã sao y bản chính; không có bản chính để đối chiếu. Các đương sự trong vụ án không thừa nhận nội dung; chữ ký… trong các tài liệu photocopy đó thì tài liệu không được coi là bằng chứng có giá trị do không bảo đảm tính hợp pháp.

Dựa vào các thông tin kể trên; Luật Gia Võ có thể trả lời câu hỏi của độc giả như sau: Trong vụ án về tranh chấp tài sản thừa kế; nếu xuất trình được bản chính của di chúc có chữ kí hợp pháp của chủ tài sản. Hoặc bản sao công chứng; sao y công chứng thì đều có thể coi là một Chứng cứ trong vụ án dân sự hợp pháp

Như vậy trong trường hợp của độc giả; bản di chúc viết tay có chữ kí của chủ tài sản được công nhận là 1 bằng chứng có tính pháp lý.

Tham gia bình luận:

     
Luật Gia Võ