QUY ĐỊNH BẢO VỆ CHẾ ĐỘ THAI SẢN THEO BỘ LUẬT LAO ĐỘNG 2019

Tình huống pháp lý: Xin luật sư hãy giải thích rõ quy định về chế độ bảo vệ thai sản được quy định tại khoản 1 Điều 137 Bộ luật Lao động 2019?

Bộ luật số: 45/2019/QH14 - LUẬT LAO ĐỘNG NĂM 2019 (CÓ HIỆU LỰC TỪ 01/01/2021 | TT Y tế Quận Gò Vấp

Ảnh minh họa: Nguồn Internet

Trả lời:

1. Chế độ bảo vệ thai sản cho người lao động (“NLĐ”) hiện nay được quy định tại Bộ luật Lao động 2019, Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành khác. Trong đó khoản 1 Điều 137 Bộ luật Lao động 2019 quy định người sử dụng lao động không được sử dụng người lao động làm việc ban đêmlàm thêm giờ và đi công tác xa trong 02 trường hợp: a) Mang thai từ tháng thứ 07 hoặc từ tháng thứ 06 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo; b) Đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp được người lao động đồng ý.

Làm việc vào ban đêm là làm việc từ 22 giờ đến 06 giờ sáng ngày hôm sau Làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường theo quy định pháp luật, thỏa ước lao động tập thể hoặc nội quy lao động. Người sử dụng lao động (“NSDLĐ”) được sử dụng người lao động làm thêm giờ nếu đáp ứng các điều kiện tại khoản 2, khoản 3 Điều 107 Bộ luật Lao động 2019. Về thế nào là công tác xa hiện nay các văn bản pháp luật liên quan chưa có hướng dẫn cụ thể.

Chế độ nghỉ thai sản của lao động nữ được quy định ra sao?

Ảnh minh họa: Nguồn Internet

2. Theo quy định nêu trên sẽ có 02 trường hợp NSDLĐ không được người lao động làm việc ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa, cụ thể:

a. Trường hợp đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi

Điểm b khoản 1 Điều 137 Bộ luật Lao động 2019 quy định: “Người sử dụng lao động không được sử dụng người lao động làm việc ban đêmlàm thêm giờ và đi công tác xa trong trường hợp sau đâyb) Đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp được người lao động đồng ý”.

Đây là quy phạm pháp luật tùy nghi, theo đó nguyên tắc NSDLĐ sẽ không yêu cầu NLĐ làm việc vào ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa khi NLĐ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi; tuy nhiên, nếu NLĐ đồng ý thì NSDLĐ không bị coi là vi phạm pháp luật.

Do vậy, cần xây dựng văn bản ghi nhận sự tự nguyện đồng ý của NLĐ về vấn đề này. Theo khoản 1 Điều 59 Nghị định 145/2020/NĐ-CP thì NSDLĐ phải được sự đồng ý của NLĐ tham gia làm thêm về các nội dung sau:

  • Thời gian làm thêm;
  • Địa điểm làm thêm;
  • Công việc làm thêm. Khoản 2 Điều này cũng quy định trường hợp sự đồng ý của NLĐ được ký thành văn bản riêng thì có thể tham khảo Mẫu số 01/PLIV Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định 145/2020/NĐ-CP. Mẫu số 01/PLIV chỉ mang tính chất tham khảo, Qúy Công ty có thể soạn thảo một văn bản khác mà không bắt buộc phải áp dụng mẫu của pháp luật quy định, tuy nhiên cần đảm bảo các nội dung nêu trên.

b. Đối với trường hợp mang thai từ tháng thứ 07 hoặc từ tháng thứ 06 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo

Khác với trường hợp nuôi con, pháp luật quy định với trường hợp mang thai theo hướng bắt buộc NSDLĐ không được cho NLĐ làm việc ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác. Thực tế các cơ quan nhà nước vẫn cho rằng NSDLĐ cho NLĐ làm việc trong trường hợp này là vi phạm và tiến hành xử phạt NSDLĐ dù đã có văn bản đồng ý làm việc của NLĐ. Do vậy thông thường NSDLĐ cần phải tuân thủ thực hiện quy định này.

Nếu có hành vi vi phạm quy định nêu trên, NSDLĐ sẽ bị xử phạt hành chính với mức phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng theo điểm a khoản 2 Điều 27 Nghị định 28/2020/NĐ-CP.

Theo Lưu Tiến Đạt – Công ty Luật TNHH Gia Võ

Tham gia bình luận:

     
Luật Gia Võ