Thời hiệu yêu cầu chia di sản thừa kế theo quy định của pháp luật

Thời hiệu yêu cầu chia di sản thừa kế theo quy định của pháp luật

  1. Thời điểm mở thừa kế

Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người nó có tài sản chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã hết

Việc xác định thời điểm mở thừa kế có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định di sản của người chết để lại, xác định người được hưởng di sản thừa kế, thời hiệu khởi kiện và pháp luật áp dụng để giải quyết tranh chấp về thừa kế

  1. Xác định thời hiệu thừa kế và thời điểm tính thời hiệu thừa kế

Theo quy định tại Điều 184 BLTTDS, khoản 2 Điều 149 Bộ luật dân sự năm 2015 (BLDS 2015), Tòa án chỉ áp dụng quy định về thời hiệu khởi kiện theo yêu cầu áp dụng thời hiệu của một bên hoặc các bên với điều kiện yêu cầu này phải được đưa ra trước khi Tòa án cấp sơ thẩm ra bản án, quyết định giải quyết vụ án.

Trường hợp thời hiệu khởi kiện không còn nhưng không có đương sự nào yêu cầu áp dụng thời hiệu hoặc đưa ra yêu cầu không phù hợp quy định của pháp luật thì Tòa án vẫn tiếp tục giải quyết vụ án.

Để xác định thời hiệu khởi kiện yêu cầu chia di sản thừa kế cần nắm vững quy định về thời hiệu khởi kiện tại Điều 184 BLTTDS, Điều 149 và Điều 623 BLDS 2015, Điều 4 Nghị quyết số 02/2016/NQ-HĐTP ngày 30/6/2016 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Án lệ số 26/2018/AL của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao và tham khảo mục 1, 2 Phần III Giải đáp vướng mắc số 01/GĐ-TANDTC ngày 25/7/2016 và Phần I Giải đáp vướng mắc số 01/GĐ-TANDTC ngày 05/01/2018 của Tòa án nhân dân tối cao. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó.

Đối với những trường hợp mở thừa kế thừa kế từ ngày 01/01/2017 thì căn cứ tại Điều 623 BLDS 2015 thì thời điểm bắt đầu tính thời hiệu là kể từ ngày thời điểm mở thừa kế.

Đối với những trường hợp mở thừa kế trước ngày 01/01/2017:

– Đối với trường hợp thừa kế mở trước ngày 10-9-1990 thì thời hiệu khởi kiện chia di sản thừa kế là bất động sản được thực hiện theo quy định tại Điều 36 của Pháp lệnh Thừa kế năm 1990 và hướng dẫn tại Nghị quyết số 02/HĐTP ngày 19-10-1990 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Pháp lệnh Thừa kế, cụ thể là: thời hiệu khởi kiện được tính từ ngày 10-9-1990.

– Trường hợp thừa kế mở trước ngày 01/7/1991 mà không có người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia và di sản thừa kế là nhà ở thì thời hiệu khởi kiện được xác định theo quy định tại Nghị quyết số 58/1998/NQ-UBTVQH10 ngày 20/8/1998 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (Nghị quyết số 58/1998). Theo đó thời gian từ ngày 01/7/1996 đến ngày 01/01/1999 (ngày Nghị quyết số 58/1998 có hiệu lực), không tính vào thời hiệu khởi kiện (khoản 2 Điều 17 Nghị quyết số 58/1998)

– Trường hợp thừa kế mở trước ngày 01/7/1991 mà có người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia và di sản thừa kế là nhà ở thì thời hiệu khởi kiện được xác định theo quy định tại Nghị quyết số 1037/2006/NQ-UBTVQH11 ngày 27/7/2006 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (Nghị quyết số 1037/2006). Theo đó, thời gian từ ngày 01/7/1996 đến ngày 01/9/2006 (ngày Nghị quyết số 1037/2006 có hiệu lực) không tính vào thời hiệu khởi kiện (khoản 2 Điều 39 Nghị quyết số 1037/2006).

  1. Giải quyết khi di sản khi hết thời hiệu thừa kế:

Theo quy định tại Điều 623 Bộ Luật dân sự 2015 thì khi hết thời hiệu yêu cầu chia di sản thừa kế thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì được giải quyết như sau:

– Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 của BLDS

– Di sản thuộc về nhà nước, nếu không có người chiếm hữu.

Như vậy, Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định phương án giải quyết di sản khi hết thời hiệu yêu cầu chia di sản, cụ thể: (1) di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó; (2) trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu; (3) Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người thừa kế đang quản lý di sản, không có người chiếm hữu.

Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật Gia Võ, với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua https://luatgiavo.vn/ hoặc Hotline: 02466.559.559 để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.

 

————————————-

CÔNG TY LUẬT TNHH GIA VÕ
(024) 66.559.559
🌐 Trụ sở chính: Phòng 103, Tầng 1, Số 16 Trần Quốc Vượng, phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.
🏠 Chi nhánh tại Khánh Hòa: Lô 8, Ô 15 đường Thân Nhân Trung, phường Vĩnh Hòa, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.
🏠 Chi nhánh tại Phú Thọ: Số 20, Tổ 16H Khu 9, phường Gia Cẩm, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ

Tham gia bình luận:

     
Luật Gia Võ