Việc chuyển nhượng vốn góp là một hoạt động thường xuyên diễn ra trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Thế nhưng trong quá trình giao dịch, không thể tránh khỏi những tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng vốn phức tạp. Vậy có những phương pháp nào để giải quyết tranh chấp trên một cách nhanh chóng, hiệu quả? Trong bài viết dưới đây, Luật Gia Võ sẽ cung cấp cho bạn những thông tin đầy đủ và chính xác nhất cho câu hỏi này.
Tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng vốn góp là gì?
Vốn góp được xác định là một phần quan trọng trong việc thành lập và hoạt động của doanh nghiệp; đặc biệt là dưới hình thức công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn. Chuyển nhượng vốn góp là tiến hành chuyển giao một phần; hoặc toàn bộ quyền và nghĩa vụ tương ứng với phần vốn góp của mình cho thành viên khác trong công ty hoặc cá nhân, tổ chức khác không phải thành viên.
Theo đó, tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng vốn góp là những tranh chấp phát sinh giữa các bên trong hợp đồng về quyền; và nghĩa vụ đã được thỏa thuận và nêu rõ, khi hợp đồng có hiệu lực pháp luật. Chẳng hạn như: Giá chuyển nhượng, thời hạn thanh toán, nghĩa vụ cần thực hiện,…
Các phương án giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng vốn góp
Thông qua thương lượng
Đây là hình thức giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng vốn góp không chính thức. Do không có bất kỳ sự can thiệp của cơ quan nhà nước hoặc bên thứ ba nào. Các nhà đàm phán đại diện cho các bên sẽ tự do thỏa thuận và định đoạt. Hình thức giải quyết thông qua thương lượng đòi hỏi sự thiện chí; và tinh thần hợp tác cao của các bên.
Thông qua hòa giải
Với hình thức giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng vốn góp này; các bên bàn bạc để đi đến thống nhất về giải pháp giải quyết; và tự nguyện thực hiện giải pháp đã thỏa thuận. Ngoài ra, ngay cả khi ra tòa, các bên vẫn có thể tiếp tục hòa giải bởi đề xuất của luật sư; toà án hoặc chính bản thân họ,… Mặt khác, những người thiếu thiện chí sẽ sử dụng thủ tục hòa giải này để trì hoãn việc thực hiện nghĩa vụ của mình. Đồng thời, có thể khiến nguyên đơn bị mất quyền khởi kiện ra tòa án; hoặc trọng tài khi hết thời hạn.
Thông qua trọng tài
Các bên sẽ nhờ bên thứ ba là các trọng tài viên hoặc các trung tâm trọng tài giải quyết mâu thuẫn; tranh chấp trong chuyển nhượng vốn. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ được áp dụng khi các bên tranh chấp có thỏa thuận trọng tài.
Việc sử dụng phương pháp này mang lại nhiều ưu điểm vượt trội như: Thời gian giải quyết nhanh chóng; các trọng tài viên thường là người có chuyên môn cao; đảm bảo bí mật, tính chung thẩm,… Tuy nhiên, chi phí của phương pháp này thường khá cao; đồng thời hiệu lực phán quyết của trọng tài thường không cao bằng tòa án.
Thông qua tòa án
Trong trường hợp hai bên xảy ra tranh chấp không thương lượng; hòa giải được thì có thể đưa ra tòa án giải quyết. Theo đó, bạn có thể lựa chọn nộp đơn khởi kiện tại toàn án như sau:
- Tòa án theo cấp: Theo khoản 3,4 Điều 30 và điểm a, khoản 1 Điều 37 Bộ luật tố tụng dân sự 2015; tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng vốn là những tranh chấp về kinh doanh, thương mại do đó sẽ thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh;
- Tòa án theo lãnh thổ: Bạn cũng có thể nộp tại tòa án nơi bị đơn cư trú; làm việc nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi đặt trụ sở của bị đơn, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức;
- Tòa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn: Bản thân nguyên đơn có quyền lựa chọn tòa án giải quyết tranh chấp trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 40 Bộ luật tố tụng dân sự 2015.
Luật Gia Võ – Đơn vị cung cấp dịch vụ giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng vốn góp
Nếu bạn đang tìm kiếm một đơn vị cung cấp dịch vụ pháp lý liên quan tới các tranh chấp trong hợp đồng chuyển nhượng vốn góp; thì Luật Gia Võ là câu trả lời hoàn hảo dành cho bạn. Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực giải quyết tranh chấp cùng đội ngũ luật sư giỏi, chuyên môn cao; Luật Gia Võ tự tin mang đến bạn những dịch vụ uy tín nhất.
Đến với dịch vụ giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng vốn góp của Luật Gia Võ, bạn sẽ được:
- Tư vấn hành lang pháp lý bao gồm điều luật, thông tư, nghị định,… về giải quyết tranh chấp chuyển nhượng vốn góp;
- Xem xét các tài liệu, củng cố chứng cứ để khách hàng xác định điểm mạnh; và điểm yếu khi giải quyết tranh chấp;
- Xây dựng phương án thương lượng; khởi kiện cũng như đưa ra các biện pháp tối ưu nhất để khách hàng lựa chọn;
- Soạn thảo các đơn và tài liệu liên quan đến việc giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng;
- Nhận ủy quyền thay mặt khách hàng tham gia giải quyết tranh chấp.
Trên đây, Luật Gia Võ đã chia sẻ đến bạn các phương án giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng vốn góp. Mọi thắc mắc và nhu cầu cần tư vấn; hãy liên hệ ngay đến hotline: 02466 559 559 hoặc website: https://luatgiavo.vn/ bạn nhé.