Cập nhật nội dung Luật đất đai mới nhất năm 2023

Đất đai là một trong những lĩnh vực nhận được sự quan tâm của nhiều tầng lớp nhân dân. Vì thế; luật đất đai ra đời đã đáp ứng được yêu cầu đó của nhân dân. Hãy cùng Luật Gia Võ cập nhật nội dung Luật đất đai mới nhất ngay bài viết dưới đây.

Luật đất đai mới nhất 2023 là luật nào? 

Luật đất đai mới nhất

Hiện nay Luật đất đai đang được lấy ý kiến bổ sung; chỉnh sửa một số điều. Vì thế trong thời gian chờ Luật đất đai chỉnh sửa; công dân vẫn áp dụng các văn bản luật bản sau:

  • Luật Đất đai năm 2013
  • Luật sửa đổi; bổ sung một số điều của 37 điều luật có liên quan đến quy hoạch năm 2018.

Tìm hiểu về Luật Đất đai năm 2013 

Luật Đất đai năm 2013 được thông qua tại Kỳ họp thứ 6; Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII vào ngày 29 tháng 11 năm 2013. Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lục thi hành vào ngày 1/7/2014.

Luật Đất đai 2013 quy định về chế độ sở hữu đất đai; quyền hạn và trách nhiệm của Nhà nước đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai và thống nhất quản lý về đất đai; chế độ quản lý và sử dụng đất đai; quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất đối với đất đai thuộc lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Bao gồm 14 Chương và 212 Điều; cụ thể:

  • Chương I. Quy định chung (gồm 12 Điều; từ Điều 1 đến Điều 12);
  • Chương II. Quyền và trách nhiệm của Nhà nước đối với đất đai (gồm 16 Điều; từ Điều 13 đến Điều 28);
  • Chương III. Địa giới hành chính và điều tra cơ bản về đất đai (gồm 6 Điều; từ Điều 29 đến Điều 34);
  • Chương IV. Quy hoạch; kế hoạch sử dụng đất (gồm 17 Điều; từ Điều 35 đến Điều 51);
  • Chương V. Giao đất; cho thuê đất; chuyển mục đích sử dụng đất (gồm 9 Điều; từ Điều 52 đến Điều 60);
  • Chương VI. Thu hồi đất; trưng dụng đất; bồi thường; hỗ trợ; tái định cư (gồm 34 Điều; từ Điều 61 đến Điều 94);
  • Chương VII. Đăng ký đất đai; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (gồm 12 Điều; từ Điều 95 đến Điều 106);

  • Chương VIII. Tài chính về đất đai; giá đất và đấu giá quyền sử dụng đất (gồm 13 Điều; từ Điều 107 đến Điều 119);
  • Chương IX. Hệ thống thông tin đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai (gồm 5 Điều; từ Điều 120 đến Điều 124);
  • Chương X. Chế độ sử dụng các loại đất (gồm 42 Điều; từ Điều 125 đến Điều 165);
  • Chương XI. Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất (gồm 29 Điều; từ Điều 166 đến Điều 194);
  • Chương XII. Thủ tục hành chính về đất đai (gồm 03 Điều; từ Điều 195 đến Điều 197);
  • Chương XIII. Giám sát; thanh tra; giải quyết tranh chấp; khiếu nại; tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai (gồm 12 Điều; từ Điều 198 đến Điều 209);
  • Chương XIV. Điều khoản thi hành (gồm 3 Điều; từ Điều 210 đến Điều 212).

Những đối tượng nào được sử dụng đất được quy định trong Luật Đất đai năm 2013? 

Luật đất đai mới nhất

Người sử dụng đất được Nhà nước giao đất; cho thuê đất; công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất; thuê lại đất trong khu công nghiệp; cụm công nghiệp; khu công nghệ cao theo quy định của Luật này; bao gồm:

  1. Tổ chức trong nước gồm:
  2. a) Cơ quan nhà nước; đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị; tổ chức chính trị – xã hội; tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp; tổ chức xã hội; tổ chức xã hội – nghề nghiệp; đơn vị sự nghiệp công lập và tổ chức khác theo quy định của pháp luật về dân sự;
  3. b) Tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật về đầu tư; trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều này;
  4. c) Tổ chức tôn giáo; tổ chức tôn giáo trực thuộc sử dụng đất (sau đây gọi chung là tổ chức tôn giáo).
  5. Hộ gia đình sử dụng đất gồm những người có quan hệ hôn nhân; huyết thống; nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình; có quyền sử dụng đất trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành (sau đây gọi là hộ gia đình).
  6. Cá nhân trong nước (sau đây gọi là cá nhân).
  7. Cộng đồng dân cư.
  8. Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao gồm cơ quan đại diện ngoại giao; cơ quan lãnh sự; cơ quan đại diện khác của nước ngoài có chức năng ngoại giao được Chính phủ Việt Nam thừa nhận; cơ quan đại diện của tổ chức thuộc Liên hợp quốc; cơ quan hoặc tổ chức liên chính phủ; cơ quan đại diện của tổ chức liên chính phủ.
  9. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài theo quy định của pháp luật về quốc tịch.
  10. Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

Nguyên tắc sử dụng đất được quy định như thế nào trong Luật Đất đai? 

Nguyên tắc sử dụng đất được quy định cụ thể trong Luật Đất đai nằm trong Hiến pháp năm 2013 như sau:

  • Đúng mục đích sử dụng đất đã được Nhà nước giao; cho thuê; công nhận quyền sử dụng đất.
  • Tiết kiệm; có hiệu quả; bảo vệ đất; bảo vệ môi trường; thích ứng với biến đổi khí hậu và không xâm phạm quyền; lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất liền kề và xung quanh.
  •  Người sử dụng đất thực hiện quyền; nghĩa vụ của mình trong thời hạn sử dụng đất theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Trên đây là những cập nhật về luật đất đai mới nhất tại Việt Nam ; quý bạn đọc có thể tham khảo nhé. Nếu có vấn đề nào liên quan đến đất đai; quý khách vui lòng liên hệ đến Luật Gia Võ qua website: https://luatgiavo.vn/ để được hỗ trợ nhé.

Tham gia bình luận:

     
Luật Gia Võ