Đặc điểm và các hình thức quy hoạch đất đai mới nhất

Hiện nay vấn đề quy hoạch đất đai đang rất được quan tâm bởi chỉ khi quy hoạch đất chúng ta mới hiểu được tiềm năng của những vùng đất chưa được sử dụng và những vùng đất sử dụng không hợp lý và phân bổ việc sử dụng đất của nước ta hiện nay có hợp lý hay không; từ đó có những giải pháp tiến hành điều chỉnh.

Quy hoạch đất đai là gì?

Đặc điểm và các hình thức quy hoạch đất đai mới nhất

Căn cứ theo khoản 2 điều 3 luật đất đai 2013 quy định cụ thể như sau:

”2. Quy hoạch sử dụng đất là việc phân bổ và khoanh vùng đất đai theo không gian sử dụng cho các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội; quốc phòng; an ninh; bảo vệ môi trường và thích ứng biến đổi khí hậu trên cơ sở tiềm năng đất đai và nhu cầu sử dụng đất của các ngành; lĩnh vực đối với từng vùng kinh tế – xã hội và đơn vị hành chính trong một khoảng thời gian xác định.”

Đặc điểm của quy hoạch đất đai

Việc quy hoạch đất có các đặc điểm pháp lý cụ thể như sau:

Có tính lịch sử xã hội

Có thể hiểu qua mỗi giai đoạn lịch sử lại có các chế độ quản lý khác nhau và trong lịch sử phát triển của mỗi loại giai đoạn khác nhau thì sẽ có chính sách quy hoạch khác nhau. Cũng vì vậy nên ta có thể nói rằng lịch sử phát triển xã hội chính là lịch sử phát triển của quy hoạch sử dụng đất đai. Đối với mỗi hình thái kinh tế – xã hội đều có một phương thức sản xuất thể hiện theo các mặt.

Đặc điểm của quy hoạch đất đai

Có tính tổng hợp

Chúng ta thấy đất đai có vai trò quan trọng đối với đời sống của con người và các hoạt động xã hội và nó được xem như là nền tảng để phát triển các công việc và hoạt động. Cho nên quy hoạch sử dụng đất đai mang tính tổng hợp rất cao; đề cập đến nhiều lĩnh vực về khoa học; kinh tế; xã hội như khoa học tự nhiên; khoa học xã hội dân số và đất đai; sản xuất công nông nghiệp; môi trường sinh thái;..

Theo đó việc quy hoạch sử dụng đất đai thường tác động đến việc sử dụng đất của sáu loại đất chính cụ thể như đất nông nghiệp; đất lâm nghiệp; đất khu dân cư nông thôn; đất đô thị; đất chuyên dùng và đất chưa sử dụng; cũng như ảnh hưởng đến toàn nhu cầu sử dụng đất đai của toàn bộ nền kinh tế quốc dân.

>>> Xem thêm: Tìm hiểu về quyền lợi người dân trong đất đai 2023

Có tính dài hạn

Đặc điểm này được thể hiện rất rõ nét trong phương hướng; kế hoạch sử dụng đất. Thường thời gian của quy hoạch sử dụng đất đai trên 10 năm đến 20 năm hoặc lâu hơn nữa tùy theo nhu cầu của xã hội. Căn cứ vào các dự báo xu thế biến động dài hạn của những yếu tố kinh tế xã hội quan trọng như: sự thay đổi về nhân khẩu học; triển bộ kỹ thuật; đô thị hóa; công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp và các lĩnh vực khác; từ đó xác định quy hoạch trung và dài hạn về sử dụng đất đai; đề ra các phương hướng; chính sách và biện pháp có tính chiến lược; tạo căn cứ khoa học cho xây dựng kế hoạch sử dụng đất hàng năm và ngắn hạn.

Có tính chính sách

Những điều cần lưu ý trong quy hoạch đất đai

Đất đai thuộc quyền sở hữu của toàn dân và do nhà nước quản lý trực tiếp. Quy hoạch sử dụng đất đai thể hiện rất mạnh đặc tính chính trị và chính sách xã hội. Mỗi đất nước có các thể chế chính trịnh khác nhau; các phương hướng hoạt động kinh tế xã hội khác nhau; nên chính sách và quy định về vấn đề quy hoạch sử dụng đất đai cũng khác. Khi xây dựng phương án phải quán triệt các chính sách và quy định có liên quan đến đất đai của đảng và nhà nước; đảm bảo cụ thể mặt bằng đất đai của các mục tiêu phát triển kinh tế quốc dân; phát triển ổn định kinh tế chính trị xã hội; tuân thủ các chỉ tiêu; các quy định khống chế về dân số; đất đai và môi trường sinh thái.

Có tính khả biến 

Đối với xu hướng đi lên của xã hội; mọi sự vật hiện tượng luôn thay đổi. Theo đó nên dưới sự tác động của nhiều nhân tố khó định trước; đoán trước; theo nhiều phương diện khác nhau; quy hoạch sử dụng đất đai chỉ là một trong những giải pháp biến đổi hiện trạng sử dụng đất sang trạng thái mới thích hợp hơn cho việc phát triển kinh tế trong một thời kỳ nhất định. Càng ngày xã hội càng phát triển; khoa học kỹ thuật phát triển mạnh; đời sống của con người đòi hỏi càng cao; các nhu cầu luôn biến đổi; cùng với những thay đổi đó các chính sách của nhà nước và tình hình kinh tế cũng thay đổi theo. Do đó; các dự kiến quy hoạch là cần thiết. Điều này thể hiện tính khả biến của quy hoạch. Quy hoạch sử dụng đất đai luôn là quy hoạch động.

Các hình thức quy hoạch đất đai

Các hình thức quy hoạch đất đai:

Có rất nhiều hình thức quy hoạch được phân định theo Luật Quy hoạch 2017. Các dự án quy hoạch phải được thực hiện trên cơ sở tuân thủ những quy định trong bộ Luật nói trên. Theo đó; các hình thức thực hiện quy hoạch tại Việt Nam hiện nay gồm:

  • Quy hoạch tổng thể quốc gia
  • Quy hoạch không gian biển quốc gia
  • Quy hoạch sử dụng đất quốc gia
  • Quy hoạch ngành quốc gia
  • Quy hoạch tỉnh
  • Các loại quy hoạch có tính chất kỹ thuật; chuyên ngành

Trên đây là những chia sẻ của luật Gia Võ về quy hoạch đất đai hiện nay. Nếu cần tư vấn thêm; bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://luatgiavo.vn/. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc của bạn

Tham gia bình luận:

     
Luật Gia Võ