Hòa giải tranh tranh chấp đất đai

Hòa giải là một trong những giải pháp giải quyết tranh chấp giữa các bên, góp phần giữ trật tự xã hội và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các bên liên quan. Trong bối cảnh phát triển kinh tế – xã hội và quá trình đô thị hóa nhanh chóng, tranh chấp đất đai ngày càng gia tăng về số lượng cũng như tính phức tạp. Bài viết dưới đây, Công ty Luật TNHH Gia Võ sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu chủ đề: “Hòa giải tranh tranh chấp đất đai”

  1. Các trường hợp tranh chấp đất đai phải hòa giải?

Theo quy định tại Điều 235 Luật đất đai 2024 thì Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải, hòa giải ở cơ sở theo quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở, hòa giải theo quy định của pháp luật về hòa giải thương mại hoặc cơ chế hòa giải khác theo quy định của pháp luật.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP có quy định:

– Đối với tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất mà chưa được hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp theo quy định tại Điều 202 Luật đất đai 2013 thì được xác định là chưa có đủ điều kiện khởi kiện quy định tại điểm b khoản 1 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự 2015

– Đối với tranh chấp khác liên quan đến quyền sử dụng đất như: tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất, tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất, chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất,… thì thủ tục hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp không phải là điều kiện khởi kiện vụ án.

Như vậy, đối với các tranh chấp đất đai ai là người có quyền sử dụng đất thì bắt buộc phải hòa giải tại UBND cấp xã nơi có đất, đây là điều kiện bắt buộc mà các bên phải tiến hành nếu muốn giải quyết tại các cơ quan có thẩm quyền khác. Các tranh chấp đất đai khác thì pháp luật khuyến kích các bên tiến hành hòa giải những không phải điều kiện bắt buộc trước khi yêu cầu tiến hành giải quyết tại Tòa án hoặc cơ quan khác có thẩm quyền.

  1. Thủ tục hòa giải tại UBND cấp xã

Bước 1: Một trong hai bên hoặc cả hai gửi đơn yêu cầu hòa giải tranh chấp đất đai đến UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp

Bước 2: Trong thời hạn không quá 30 ngày kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu hòa giải tranh chấp đất đai Hội đồng hòa giải phải tiến hành hòa giải giữa các bên. Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai bao gồm: Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã là Chủ tịch Hội đồng, đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã, công chức làm công tác địa chính, người sinh sống lâu năm biết rõ về nguồn gốc và quá trình sử dụng đối với thửa đất tranh chấp (nếu có). Tùy từng trường hợp cụ thể, có thể mời đại diện tổ chức, cá nhân khác tham gia Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai;

Bước 3: Tiến hành hòa giải: Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên tham gia hòa giải và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp. Trường hợp hòa giải không thành mà một hoặc các bên tranh chấp không ký vào biên bản thì Chủ tịch Hội đồng, các thành viên tham gia hòa giải phải ký vào biên bản, đóng dấu của Ủy ban nhân dân cấp xã và gửi cho các bên tranh chấp.

Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật Gia Võ, với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua https://luatgiavo.vn/ hoặc Hotline: 02466.559.559 để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.

————————–

CÔNG TY LUẬT TNHH GIA VÕ
☎ (024) 66.559.559
🌐 Trụ sở chính: Phòng 103, Tầng 1, Số 16 Trần Quốc Vượng, phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.
🏠 Chi nhánh tại Khánh Hòa: Lô 8, Ô 15 đường Thân Nhân Trung, phường Vĩnh Hòa, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.
🏠 Chi nhánh tại Phú Thọ: Số 20, Tổ 16H Khu 9, phường Gia Cẩm, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

 

 

Tham gia bình luận:

     
Luật Gia Võ