Kính chào Luật sư, em đang có một vấn đề mong muốn được giải đáp như sau: Hiện tại, gia đình em chuẩn bị mở một nhà hàng kinh doanh dịch vụ ăn uống. Vậy em có phải xin giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm không?(VSATTP). Nếu có thì thủ tục như thế nào? Em xin cảm ơn!
Luật sư trả lời:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của công ty Luật TNHH Gia Võ, với vấn đề của bạn, chúng tôi tư vấn như sau:
Thứ nhất, Quy định của pháp luật các trường hợp không phải cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh ATTP:
Theo Khoản 1 Điều 12 Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định những Cơ sở không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm bao gồm:
“1. Các cơ sở sau đây không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm:
a) Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;
b) Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định;
c) Sơ chế nhỏ lẻ;
d) Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ;
đ) Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn;
e) Sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm;
g) Nhà hàng trong khách sạn;
h) Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm;
i) Kinh doanh thức ăn đường phố;
k) Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực.”
Ảnh minh họa: Nguồn Internet
* Điều 6 – Thông tư 43/2018/TT-BTC, quy định về đối tượng được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công thương như sau:
“Điều 6. Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận
Bộ Công Thương cấp Giấy chứng nhận đối với:
a) Cơ sở sản xuất các sản phẩm thực phẩm có công suất thiết kế:
– Rượu: Từ 03 triệu lít sản phẩm/năm trở lên;
– Bia: Từ 50 triệu lít sản phẩm/năm trở lên;
– Nước giải khát: Từ 20 triệu lít sản phẩm/năm trở lên
;- Sữa chế biến: Từ 20 triệu lít sản phẩm/năm trở lên;
– Dầu thực vật: Từ 50 ngàn tấn sản phẩm/năm trở lên;
– Bánh kẹo: Từ 20 ngàn tấn sản phẩm/năm trở lên;
– Bột và tinh bột: Từ 100 ngàn tấn sản phẩm/năm trở lên;
b) Chuỗi cơ sở kinh doanh thực phẩm (trừ chuỗi siêu thị mini và chuỗi cửa hàng tiện lợi có diện tích tương đương siêu thị mini theo quy định của pháp luật); Cơ sở bán buôn thực phẩm (bao gồm cả thực phẩm tổng hợp) trên địa bàn từ 02 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên.
c) Cơ sở vừa sản xuất vừa kinh doanh tại cùng một địa điểm có công suất thiết kế theo quy định tại điểm a khoản này
.d) Cơ sở kinh doanh thực phẩm quy định tại điểm b khoản này và có sản xuất thực phẩm với công suất thiết kế nhỏ hơn quy định tại điểm a khoản này.
đ) Cơ sở sản xuất, kinh doanh nhiều loại sản phẩm thuộc quy định tại khoản 8 và khoản 10 Điều 36 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ có quy mô sản xuất sản phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương theo quy định tại điểm a khoản này.”
* Điều 38 Nghị định 15/2018/NĐ-CP, Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm được phân công trong đó:
– Ngũ cốc
– Thịt và các sản phẩm từ thịt
– Thủy sản và sản phẩm thủy sản
– Rau, củ, quả và sản phẩm rau, củ, quả
– Trứng và các sản phẩm từ trứng
– Sữa tươi nguyên liệu
– Mật ong và các sản phẩm từ mật ong
– Thực phẩm biến đổi gen
– Muối, gia vị, đường
– Chè, cà phê, ca cao, hạt tiêu, điều và các nông sản thực phẩm
– Dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm
Ảnh minh họa: Nguồn Internet
Thứ hai, về quy trình thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm
Bước 1: Muốn được cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm trước hết chủ cơ sở, người trực tiếp tham gia chế biến phải được khám sức khỏe và tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ:
- Đơn đề nghị xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (nếu có).
- Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, bao gồm:
- Bản vẽ sơ đồ mặt bằng của cơ sở
- Sơ đồ quy trình chế biến, bảo quản, vận chuyển, bày bán thức ăn, đồ uống
- Bản kê về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ của cơ sở.
- Bản cam kết đảm bảo VSATTP đối với nguyên liệu và sản phẩm thực phẩm (theo mẫu)
- Bản sao công chứng giấy chứng nhận đủ điều kiện sức khỏe.
- Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp chế biến, kinh doanh dịch vụ ăn uống (bản sao có xác nhận của cơ sở). Đối với Những người có bằng tốt nghiệp đại học, cao đẳng y, dược chuyên khoa Vệ sinh thực phẩm, Dịch tễ, Dinh dưỡng; bằng tốt nghiệp Đại học hoặc Cao đẳng – khoa Công nghệ thực phẩm khi trực tiếp tham gia sản xuất, kinh doanh thực phẩm không cần có Giấy chứng nhận đã được tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm
- Danh sách những người tham gia trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm gồm chủ cơ sở và nhân viên (Doanh nghiệp cung cấp)
- Kết quả kiểm nghiệm nước nguồn.
- Bản mô tả quy trình chế biến (quy trình công nghệ) cho nhóm sản phẩm hoặc mỗi sản phẩm đặc thù
- Bản cam kết bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm đối với nguyên liệu thực phẩm và sản phẩm thực phẩm do cơ sở sản xuất, kinh doanh (Theo mẫu)
Ngoài ra đổi với đối với những vùng có dịch bệnh tiêu chảy đang lưu hành theo công bố của Bộ Y tế, thì phải có danh sách kết quả cấy phân tìm vi khuẩn tả, lỵ trực khuẩn và thương hàn của người trực tiếp chế biến, kinh doanh dịch vụ ăn uống.
Bước 3: Xét duyệt hồ sơ
Trong 5 ngày kể từ ngày nộp đủ hồ sơ, cơ quan phê duyệt sẽ thông báo cho các cơ sở hồ sơ có hợp lệ hay không.
Trong 10 ngày tiếp theo, cơ quan tiếp nhận hồ sơ sẽ cử người kiểm tra cơ sở.
Trong trường hợp kiểm tra cơ sở được đánh giá an toàn thực phẩm đủ tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, Cơ quan có thẩm quyền sẽ cấp giấy chứng nhận cho các cơ sở hoạt động sản xuất kinh doanh. Nếu kết luận KHÔNG ĐẠT, trong biên bản thẩm định phải ghi rõ thời hạn thẩm định lại (tối đa là 03 tháng), nếu kết quả thẩm định lại vẫn không đạt thì đoàn thẩm định lập biên bản và đề xuất với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đình chỉ hoạt động của cơ sở.
Thời hạn của giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm: 3 năm kể từ ngày cấp.
Sau khi được cấp giấy phải có bản cam kết bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm theo mẫu.
Sau khi được cấp GCN VSATTP, mỗi năm Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm sẽ cử người kiểm tra 1 lần. Nếu không đảm bảo các điều kiện và tiêu chuẩn trong GCN thì sẽ bị thu hồi giấy chứng nhận đồng thời bị xử phạt vi phạm hành chính.
Chuyên viên: Nguyễn Văn Đức
——————————————-
CÔNG TY LUẬT TNHH GIA VÕ:
02466.559.559
Địa chỉ: Xóm 9, thôn Ngọc Chi, xã Vĩnh Ngọc, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội
VPĐD: P103- Tầng 1-Số 16 Phố Trần Quốc Vượng P.Dịch Vọng – Q.Cầu Giấy – HN
luatgiavo@gmail.com