Đăng ký một doanh nghiệp chính là một trong những bước ngoặc lớn trong quá trình kinh doanh của mỗi người. Việc thành lập một doanh nghiệp để kinh doanh sẽ giúp mở rộng phạm vi biết đến của thương hiệu; sản phẩm của bạn. Từ đó sẽ được nhiều người tin tưởng và sử dụng; giúp mang lại nhiều lợi nhuận hơn. Bên cạnh đó; việc này cũng giúp bạn được thỏa mãn niềm đam mê kinh doanh; trở thành một ông/bà chủ chính hiệu. Vẫy hãy đọc bài viết dưới đây để có thể nắm rõ các thủ tục đăng ký doanh nghiệp mới hiện nay nhé.
Những điều cần biết về đăng ký doanh nghiệp
Nếu muốn thành lập; đăng ký một doanh nghiệp; ta cần phải hiểu rõ các điều sau:
Đăng ký doanh nghiệp là gì?
Đăng ký doanh nghiệp nghĩa người thành lập doanh nghiệp đăng ký thông tin về doanh nghiệp dự kiến sẽ thành lập. Doanh nghiệp sẽ đăng ký những thay đổi hoặc dự kiến thay đổi trong thông tin về việc đăng ký doanh nghiệp với cơ quan đăng ký kinh doanh và được lưu giữ tại cơ sở dữ liệu quốc gia về việc đăng ký doanh nghiệp.
Những tổ chức; cá nhân không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam
Nếu nằm trong những trường hợp dưới đây; bạn sẽ không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại nước ta:
- Cơ quan nhà nước hay đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho mình.
- Cán bộ công nhân viên theo quy định của Luật Cán bộ; công chức và Luật Viên chức.
- Tất cả các cấp bậc cao đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam và Công an nhân dân Việt Nam. (Trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc quản lý tại doanh nghiệp nhà nước)
- Cán bộ lãnh đạo và quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 88 của Luật này; trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác.
- Người chưa thành niên hay bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
- Người bị mất năng lực hành vi dân sự: Người có khó khăn trong nhận thức hay làm chủ hành vi.
- Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
- Tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh; cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự.
Muốn đăng ký doanh nghiệp cần chuẩn bị những gì?
Theo như nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp; muốn thành lập một doanh nghiệp thì cần những yếu tố cơ bản sau:
- Sử dụng một địa chỉ có quyền sử dụng hợp pháp trong kinh doanh để làm địa chỉ công ty. Địa chỉ này có thể thuộc quyền sở hữu của bạn; hoặc được thuê của người khác.
- Chuẩn bị các thông tin dự kiến đăng ký doanh nghiệp của bạn. Bởi khi thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp bạn sẽ phải thể hiện đủ thông tin trong nội dung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp; cụ thể như: Tên doanh nghiệp; vốn điều lệ công ty; doanh nghiệp do ai là đại diện pháp luật;…
- Tiếp theo là chuẩn bị giấy tờ liên quan đến các thành viên hay cổ đông công ty. Ví dụ như bạn thành lập công ty TNHH một thành viên do chính mình là chủ sở hữu thì sẽ cần một bản sao công chứng căn cước công dân.
- Ngoài ra; khi bắt đầu thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp thì mỗi bước thủ tục sẽ có những loại giấy tờ hay yêu cầu về công việc thực hiện khác nhau.
Thủ tục đăng ký doanh nghiệp mới
Thủ tục đăng ký doanh nghiệp mới được thực hiện theo những bước sau đây:
Bước 1: Nộp hồ sơ đăng ký
Tuỳ từng loại hình doanh nghiệp mà hồ sơ sẽ có những tài liệu khác nhau. Tuy nhiên hồ sơ cơ bản gồm hai loại giấy tờ sau:
- Giấy tờ đề nghị đăng ký kinh doanh.
- Bản sao của giấy tờ pháp lý liên quan.
Bước 2: Tiếp nhận và xử lý hồ sơ
Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp sẽ được tiếp nhận thông tin vào Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp khi có đủ các điều kiện sau:
- Có đủ giấy tờ theo quy định.
- Tên doanh nghiệp đã được điền vào Giấy tờ đề nghị đăng ký doanh nghiệp; giấy đề nghị đăng ký thay đổi nội dung đăng ký; thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp.
- Có đầy đủ thông tin địa chỉ liên lạc của người nộp hồ sơ đăng ký.
- Đã nộp đủ phí lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo đúng quy định.
Nộp theo quy định tại Nghị định này nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Sau đó là thời gian để cơ quan hành chính xử lý hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Bước 3: Cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Doanh nghiệp sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khi có đủ các điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 27 Luật Doanh nghiệp; sẽ có quyền hoạt động kinh doanh. Trừ những trường hợp kinh doanh ngành; nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Trường hợp doanh nghiệp đăng ký ngày bắt đầu hoạt động kinh doanh sau ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; thì doanh nghiệp được quyền hoạt động kinh doanh kể từ ngày doanh nghiệp đăng ký. Trừ trường hợp kinh doanh ngành; nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.
Bài viết bên trên được cung cấp bởi Luật Gia Võ. Để giải đáp tần tần tật các vấn đề liên quan đến thủ tục đăng ký doanh nghiệp mới một cách nhanh chóng; hiệu quả nhất; xin vui lòng liên hệ website: https://luatgiavo.vn/ hoặc gọi đến hotline: 02466.559.559.