Nhận hối lộ là tội gì? Có chịu trách nhiệm hình sự không?

Những câu hỏi mà bài viết giải quyết

  • Nhận hối lộ là tội gì?
  • Nhận hối lộ có phải chịu trách nhiệm hình sự?
  • Tội nhận hối lộ có phụ thuộc vào số tiền nhận và thời điểm nào thì tội phạm hoàn thành?

Giới thiệu

Tội nhận hối lộ được quy định tại Điều 354 Bộ luật hình sự là một trong những tội được quy định tại Mục 1.Các tội phạm về tham nhũng thuộc Chương XXIII Các tội phạm về chức vụ. Việc quy định tội này nhằm mục đích không những để bảo vệ hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nhà nước mà còn để bảo vệ hoạt động của các doanh nghiệp ngoài nhà nước. Đây được xem là một trong những loại tội phạm tham nhũng nguy hiểm nhất, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự tồn tại và phát triển của cơ quan, tổ chức, pháp nhân, do đó tội này có khung hình phạt cực kì nghiêm khắc.

Phân tích

Luật giải quyết tranh chấp đất đai

Tội nhận hối lộ là tội xâm phạm trật tự quản lý, điều hành của nhà nước và của cả doanh nghiệp, tổ chức ngoài nhà nước. Loại tội phạm này có cấu thành hình thức và có hành vi khách quan hết sức phức tạp, bao gồm sự kết hợp của nhiều yếu tố, cụ thể:

– Hành vi nhận hối lộ được xác lập khi mà chủ thể nhận “của hối lộ” dưới nhiều hình thức, không phân biệt nhận trực tiếp hay qua trung gian, tặng cho hay giao dịch dưới giá trị vốn có của tài sản. Theo quy định của Bộ luật hình sự thì “của hối lộ” được xem là một trong những tài sản sau:

  • Tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác từ 2.000.000 đồng trở lên. Đối với các trường hợp “của hối lộ” dưới 2.000.000 đồng thì phải bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm hoặc trường hợp đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 Chương XXII BLHS chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
  • Lợi ích phi vật chất – là sự đáp ứng những nhu cầu đa dạng và phong phú trong thực tế. Chính việc đáp ứng những nhu cầu đó là một trong những hình thức biến dạng của việc đưa và nhận hối lộ. Điển hình như: cho con đi du học nước ngoài, lo, thu xếp cho con cháu một công việc mà không qua thi tuyển hay đáp ứng điều kiện đã được quy định trước đó,….

>>> Xem thêm: Luật sư hình sự là gì? Tầm quan trọng của luật sư bào chữa hình sự

Sau khi nhận “của hối lộ”, việc có thực hiện hành vi mà các bên đã thỏa thuận được hay không thì cũng không ảnh hưởng đến việc định tội danh mà căn cứ chính để xác định tội danh này là dựa trên dấu hiệu của tội phạm. Điều này có nghĩa là, khi có căn cứ rõ ràng để xác nhận giữa các bên có sự thỏa thuận (không phân biệt hình thức lời nói, thư từ, điện tính, dù công khai hay thỏa thuận ngầm,…) thì cũng đã đủ căn cứ để định tội theo quy định này. Nếu hai bên không có sự thỏa thuận trước đó về việc nhận hay đưa hối lộ như đã nêu thì không cấu thành tội phạm.

Góp vốn doanh nghiệp

Theo quy định hiện nay, việc thực hiện hành vi sau khi nhận hối lộ có thể biểu hiện ở 3 mức độ: thực hiện công việc trong giới hạn chức trách của mình; thực hiện công việc dưới giới hạn chức trách của mình; và thực hiện công việc vượt quá giới hạn chức trách thẩm quyền của mình.

Về mặt chủ quan của tội phạm: 

Tội nhận hối lộ được thực hiện với động cơ vụ lợi và với lỗi cố ý trực tiếp. Người thực hiện hành vi phạm tội ý thức được hậu quả và có mong muốn hậu quả sẽ xảy ra.

Về mặt chủ thể:

Giống như các tội ở chương tội phạm về chức vụ khác, tội nhận hối lộ có chủ thể thực hiện tội phạm là chủ thể đặc biệt, nghĩa là chủ thể này ngoài hai dấu hiệu là có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự ra thì còn phải có thêm dấu hiệu là người có chức vụ quyền hạn nhất định và đã lợi dụng chức vụ quyền hạn của mình để nhận hối lộ.

Về hình phạt: Theo quy định trong bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về hình phạt cho tội nhận hối lộ thì có 4 khung hình phạt ứng với 4 khoản tại Điều 354, trong đó:

– Khoản 1 quy định về cấu thành cơ bản với mức phạt từ 2 đến 7 năm tù.

– Khoản 2, 3, 4 quy định về cấu thành tăng nặng xếp theo thang bậc tăng dần về mức nghiêm trọng của thiệt hại và mức độ nguy hiểm của hành vi. Ví dụ như phạm tội có tổ chức, lạm dụng chức vụ, quyền hạn, giá trị “của hối lộ” lớn hay gây thiệt hại nghiêm trọng, thì mức phạt sẽ tăng dần từ 7 đến 15 năm hoặc cũng có thể áp dụng mức cao nhất là tù chung thân hay tử hình.

Đặc điểm của chứng cứ của các vụ án dân sự 

Ngoài hình phạt chính đã nêu thì người phạm tội còn có thể phải chấp hành các hình phạt phụ khác (như bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 1 đến 5 năm, phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 100 triệu đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản) được quy định tại Khoản 5 Điều 354 BLHS.

Như đã phân tích ở trên, có thể thấy tội nhận hối lộ là tội phạm của chủ thể có chức vụ quyền hạn, không phân biệt về lĩnh vực, ngành nghề với những đặc trưng phức tạp và khó nhận diện. Vì thế, theo yêu cầu của Qúy khách hàng, công ty Luật Gia Võ sẽ dựa trên những chứng cứ được cung cấp, và chứng cứ thu thập được trong quá trình xác minh để có thể hỗ trợ quý khách hàng một cách tốt nhất. Hướng đến mục tiêu bảo vệ quyền, lợi ích của quý khách hàng theo đúng quy định pháp luật .

Căn cứ pháp lý

Điều 354. Tội nhận hối lộ

  1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận bất kỳ lợi ích nào sau đây cho chính bản thân người đó hoặc cho người hoặc tổ chức khác để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
  2. a) Tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm hoặc đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 Chương này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
  3. b) Lợi ích phi vật chất.
  4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
  5. a) Có tổ chức;
  6. b) Lạm dụng chức vụ, quyền hạn;
  7. c) Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
  8. d) Gây thiệt hại về tài sản từ 1.000.000.000 đến dưới 3.000.000.000 đồng;

Các vấn đề liên quan đến quản lý đất đai

đ) Phạm tội 02 lần trở lên;

  1. e) Biết rõ của hối lộ là tài sản của Nhà nước;
  2. g) Đòi hối lộ, sách nhiễu hoặc dùng thủ đoạn xảo quyệt.
  3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm:
  4. a) Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
  5. b) Gây thiệt hại về tài sản từ 3.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng.
  6. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
  7. a) Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;
  8. b) Gây thiệt hại về tài sản 5.000.000.000 đồng trở lên.
  9. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
  10. Người có chức vụ, quyền hạn trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước mà nhận hối lộ, thì bị xử lý theo quy định tại Điều này.

Tham gia bình luận:

     
Luật Gia Võ