TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ ĐỐI VỚI HÀNH VI BẠO HÀNH TRẺ EM

 

TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ ĐỐI VỚI HÀNH VI BẠO HÀNH TRẺ EM

Theo thống kê những năm gần đây cho thấy 68,4% trẻ em trong độ tuổi từ 1-14 cho biết đã từng bị bạo hành bởi cha mẹ hoặc người chăm sóc trong gia đình. Do kỷ luật mang tính bạo lực vẫn là một tiêu chuẩn được xã hội chấp nhận, trẻ em đặc biệt dễ bị tổn thương khi các em có hiểu biết hạn chế về quyền của mình nên không lên tiếng và tìm sự giúp đỡ khi bạo hành xảy ra. Tuỳ vào từng mức độ vi phạm mà hành vi bạo hành trẻ em có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

1. Xử phạt hành chính đối với hành vi bạo hành trẻ em
Theo Điều 22 Nghị định 130/2021/NĐ-CP quy định về mức xử phạt đối với hành vi bạo lực trẻ em như sau:
– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
+ Bắt nhịn ăn, nhịn uống, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân; bắt sống ở nơi có môi trường độc hại, nguy hiểm hoặc các hình thức đối xử tồi tệ khác với trẻ em;
+ Gây tổn hại về tinh thần, xúc phạm nhân phẩm, danh dự, lăng mạ, chửi mắng, đe dọa, cách ly ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ em;
+ Cô lập, xua đuổi hoặc dùng các biện pháp trừng phạt để dạy trẻ em gây tổn hại về thể chất, tinh thần của trẻ em;
+ Thường xuyên đe dọa trẻ em bằng các hình ảnh, âm thanh, con vật, đồ vật làm trẻ em sợ hãi, tổn hại về tinh thần.

2. Bạo hành trẻ em có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự
Hành vi bạo hành trẻ em có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về một trong các tội được quy định tại Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) như sau:
• Tội hành hạ người khác theo Điều 140, Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017): Người nào đối xử tàn ác hoặc làm nhục người lệ thuộc mình: Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ thì bị phạt tù 01 đến 03 năm.
• Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khoẻ của người khác tại điểm c, khoản 1 Điều 134, Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) : Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% đối với người dưới 16 tuổi thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.
• Tội giết người theo điểm b, khoản 1, Điều 123, Bộ luật Hình sự 2015( sửa đổi, bổ sung 2017): Người nào giết người dười 16 tuổi thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.
Trong các tội danh nêu trên, khi có tình tiết phạm tội đối với người dười 16 tuổi thì người thực hiện hành vi phạm tội có thể chịu hình phạt cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn, tù chung thân hoặc tử hình. Có thể thấy, trẻ em là đối tượng được bảo vệ đặc biệt trong pháp luật nước ta.

3. Giải pháp bảo vệ trẻ em khỏi hành vi bạo lực
– Nâng cao nhận thức của xã hội, tăng cường trách nhiệm của gia đình, nhà trường, cộng đồng về hậu quả của bạo lực đối với trẻ em.
– Chú trọng hỗ trợ, cung cấp kiến thức nuôi dạy con cho cha mẹ, người chăm sóc và gia đình.
– Đẩy mạnh truyền thông, cung cấp kiến thức về ảnh hưởng của bạo lực đối với trẻ em, xác định trách nhiệm của gia đình, xã hội, cộng đồng trong chăm sóc, bảo vệ trẻ em.
– Tăng cường sự kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường – gia đình – xã hội trong việc quản lý, giáo dục, bảo vệ trẻ em.
– Chính quyền địa phương quan tâm, chăm lo cho trẻ em.
Tất cả trẻ em đều có quyền được bảo vệ khỏi bạo hành, bất kể bản chất hay mức độ nghiêm trọng của hành vi này và mọi hình thức bạo hành đều có thể gây hại cho trẻ em, giảm lòng tự trọng, sự tôn trọng nhân phẩm và cản trở sự phát triển của trẻ. Bảo vệ trẻ em khỏi bạo lực là trách nhiệm của mọi người. Hãy lên tiếng chống lại bạo lực trẻ em, không để trẻ em phải gánh chịu những hậu quả nặng nề do bạo lực gây ra.

4. Khi phát hiện hành vi bạo hành trẻ em
Cách xử lý với trường hợp trẻ em bị bạo hành, cần căn cứ vào việc nếu hành vi của đối tượng phù hợp với các trường hợp. Nếu chưa đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm thì có thể làm đơn gửi tới Chủ tịch ủy ban nhân dân xã/phường nơi cư trú để trình báo về hành vi bạo hành hoặc nhờ tới sự giúp đỡ của các tổ chức xã hội ở địa phương can thiệp. Khi đã đủ cấu thành các tội phạm thì gia đình có trẻ em bị bạo hành hoặc người phát hiện ra hành vi bạo hành trẻ em có thể gửi đơn tố cáo tới cơ quan Công an để điều tra làm rõ hành vi.

Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật Gia Võ, với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua https://luatgiavo.vn/ hoặc Hotline: 02466.559.559 để được tư vấn và giải đáp thắc.

————————–
CÔNG TY LUẬT TNHH GIA VÕ
(024) 66.559.559
🌐 Trụ sở chính: Phòng 103, Tầng 1, Số 16 Trần Quốc Vượng, phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.
🏠 Chi nhánh tại Khánh Hòa: Lô 8, Ô 15 đường Thân Nhân Trung, phường Vĩnh Hòa, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.
🏠 Chi nhánh tại Phú Thọ: Số 20, Tổ 16H Khu 9, phường Gia Cẩm, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Tham gia bình luận:

     
Luật Gia Võ