Những điều cần biết về luật gia đình Việt Nam

Gia đình là tế bào của xã hội. Bởi vậy; Nhà nước luôn quan tâm làm sao để phát triển; đảm bảo bình đẳng trong các mối quan hệ; quy chuẩn về ứng xử;… Vì vậy; Nhà nước và Pháp luật đã xây dựng Luật hôn nhân và gia đình (Luật gia đình Việt Nam) với các điều khoản rõ ràng.

Hai yếu tố cấu thành “Luật gia đình Việt Nam”

Luật gia đình Việt Nam hay còn được gọi là luật hôn nhân và gia đình Việt Nam. Mỗi người khi tìm hiểu về luật cần hiểu rõ định nghĩa về hôn nhân; gia đình.

Định nghĩa về hôn nhân

Theo Luật Hôn nhân và gia đình; hôn nhân là sự liên kết giữa một người đàn ông và một người đàn bà (nhà nước hiện tại chưa thừa nhận hôn nhân đồng giới) dựa trên nguyên tắc bình đẳng; tự nguyện; đảm bảo điều kiện theo quy định của pháp luật. Khoản 1 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 giải thích: “Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi đã kết hôn”.

Định nghĩa về gia đình

Khoản 2 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình đưa ra khái niệm về gia đình như sau: “Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân; quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng; làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau theo quy định của Luật này”. Trong một gia đình; dựa trên cơ sở hôn nhân; huyết thống; nuôi dưỡng; giữa các thành viên có sự liên kết với nhau; bình đẳng trong quyền và nghĩa vụ; cùng giúp đỡ; quan tâm nhau cả về vật chất lẫn tinh thần. Vợ chồng cùng chung tay nuôi dạy con cái dưới sự giúp đỡ của Nhà nước và xã hội.

Luật gia đình Việt Nam là gì?

Theo quy định; luật gia đình Việt Nam – luật Hôn nhân và gia đình là tập hợp những quy định về chế độ hôn nhân và gia đình; chuẩn mực pháp lý về cách ứng xử giữa các thành viên trong gia đình; trách nhiệm của cá nhân; tổ chức; Nhà nước và xã hội trong việc xây dựng; củng cố chế độ hôn nhân và gia đình.

Từ đó; luật hôn nhân và gia đình chính là công cụ để nhà nước thực hiện điều chỉnh những mối quan hệ phát sinh trong lĩnh vực hôn nhân – gia đình.

Cụ thể; đối tượng điều chỉnh trong Luật Hôn nhân và gia đình là các quan hệ xã hội trong lĩnh vực hôn nhân gia đình. Đó là mối quan hệ nhân thân và tài sản giữa người vợ và người chồng; mối quan hệ giữa cha mẹ và con; mối quan hệ giữa những người thân thích ruột thịt trong gia đình.

Luật gia đình Việt Nam thực hiện phương pháp điều chỉnh thông qua sử dụng các biện pháp; cách thức mà các quy phạm pháp luật hôn nhân và gia đình quy định để tác động lên các quan hệ xã hội thuộc đối tượng điều chỉnh.

Những nguyên tắc cơ bản được quy định trong luật hôn nhân và gia đình

Tại khoản 2 Điều 5  Luật hôn nhân và gia đình năm 2014; những hành vi bị cấm được quy định rõ như sau:

  1. a) Kết hôn giả tạo; ly hôn giả tạo
  2. b) Tảo hôn; cưỡng ép kết hôn; lừa dối kết hôn; cản trở kết hôn
  3. c) Người đang có vợ; có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ; chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng; có vợ
  4. h) Bạo lực gia đình
  5. i) Lợi dụng việc thực hiện quyền về hôn nhân và gia đình để mua bán người; bóc lột sức lao động; xâm phạm tình dục hoặc có hành vi khác nhằm mục đích trục lợi.
  • Như vậy; từ những hành vi cấm; ta có thể hiểu những nguyên tắc cơ bản; cốt lõi trong luật gia đình Việt Nam là:
  • Hôn nhân tự nguyện; tiến bộ; một vợ; một chồng; bình đẳng
  • Hôn nhân không phân biệt quốc tịch; dân tộc hay tôn giáo
  • Các thành viên trong gia đình có trách nhiệm; nghĩa vụ tôn trọng lẫn nhau; yêu thương; quan tâm; chăm sóc; giúp đỡ lẫn nhau; đối xử bình đẳng.

Tư vấn luật hôn nhân và gia đình chi tiết

Khách hàng có vướng mắc; quan tâm tới các vấn đề kết hôn; ly hôn; quyền nuôi con; quyền sở hữu tài sản;… trong hôn nhân; hãy kết nối với Luật Gia Võ.

Là đơn vị nhiều năm kinh nghiệm trong ngành luật; công ty luật TNHH Gia Võ đặt uy tín lên hàng đầu nhằm; đảm bảo mọi quyền lợi; lợi ích hợp pháp của khách hàng. Đội ngũ tư vấn chuyên nghiệp sẽ hỗ trợ tận tâm; giải quyết nhanh chóng các thủ tục pháp lý. Chúng tôi đồng hành mọi lúc; mọi nơi; qua hotline và tư vấn trực tiếp để khách hàng thêm an tâm các vấn đề liên quan tới pháp luật.

Hãy kết nối nhanh với chúng tôi khi bạn có yêu cầu; mong muốn giải đáp thắc mắc xoay quanh luật gia đình Việt Nam.

Địa chỉ: Xóm 9; thôn Ngọc Chi; xã Vĩnh Ngọc; huyện Đông Anh; thành phố Hà Nội

VPĐD: P103; tầng 1; số 16 Phố Trần Quốc Vượng; phường Dịch Vọng Hậu; quận Cầu Giấy; Hà Nội

Chi nhánh tại Khánh Hòa: Số 37 Đào Duy Từ; phường Vạn Thạnh; thành phố Nha Trang; tỉnh Khánh Hòa

Điện thoại: 02466.559.559 – Email: luatgiavo@gmail.com – Website: https://luatgiavo.vn/

Tham gia bình luận:

     
Luật Gia Võ