Thủ tục ly hôn theo pháp luật hiện hành gồm những gì? 

Ly hôn là vấn đề khó tránh khỏi khi các cuộc xung đột; cãi vã hay bất hòa về nhiều mặt của các cặp vợ chồng diễn ra. Mặc dù luật pháp đã có nhiều biện pháp để giảm tỷ lệ ly hôn nhưng vẫn có những mặt trái khiến các cặp đôi bắt buộc phải “đường ai nấy đi”. Với các trường hợp đó, bạn cần nắm vững luật để thực hiện thủ tục nhanh chóng. Bài viết này sẽ cung cấp các thông tin cần thiết đó. 

Ly hôn là gì?

Thủ tục ly hôn

Theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình: Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án; quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án. Do đó, để được ly hôn, các cặp vợ chồng phải xác định được ai là người có quyền yêu cầu ly hôn.

Đồng thời, tại Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, người có quyền yêu cầu giải quyết ly hôn gồm:

  • Vợ; chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.
  • Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình; đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.
  • Đặc biệt hơn, người chồng không được ly hôn khi vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Nhưng nếu vợ đang có thai, sinh con hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì người vợ có quyền được yêu cầu Tòa án cho ly hôn.

>>> Xem thêm: Danh mục Luật Hôn nhân

Nộp đơn ly hôn ở đâu?

Tại sao nên sử dụng dịch vụ tư vấn khi làm thủ tục ly hôn

* Đối với trường hợp đơn phương ly hôn:

– Nếu không có yếu tố nước ngoài:

+ Nộp đơn tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú, nơi làm việc của người muốn ly hôn trong trường hợp hai bên thỏa thuận.

+ Nộp đơn tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú, làm việc của người còn lại trong trường hợp hai bên không có thỏa thuận.

 (điểm a khoản 1, điểm b khoản 2, khoản 3 Điều 35; điểm a, b khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015)

– Nếu có yếu tố nước ngoài:

+ Nộp đơn tại Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi cư trú, nơi làm việc của người muốn ly hôn trong trường hợp hai bên thỏa thuận.

+ Nộp đơn tại Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi cư trú, làm việc của người còn lại trong trường hợp hai bên không có thỏa thuận.

(điểm a, b khoản 1 Điều 37, khoản 3 Điều 35; điểm a, b khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015)

Lưu ý: Đối với trường hợp ly hôn giữa công dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới với công dân của nước láng giềng cùng cư trú ở khu vực biên giới với Việt Nam thì nộp đơn tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam.

Đối với trường hợp thuận tình ly hôn

Nếu hai vợ chồng thuận tình ly hôn thì có thể thỏa thuận đến Tòa án nơi cư trú của vợ hoặc của chồng để làm thủ tục.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc; kể từ ngày nhận đơn yêu cầu và tài liệu; chứng cứ kèm theo; Chánh án Tòa án sẽ phân công Thẩm phán giải quyết.

* Đối với trường hợp thuận tình ly hôn:

– Nếu vợ hoặc chồng ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp ra nước ngoài thì nộp đơn tại TAND cấp tỉnh nơi vợ hoặc chồng cư trú, làm việc.
– Nếu vợ hoặc chồng đều ở Việt Nam, không cần ủy thác tư pháp ra nước ngoài thì nộp đơn tại TAND cấp huyện nơi vợ hoặc chồng cư trú, làm việc.
– Nếu vợ hoặc chồng là công dân của các nước có chung biên giới với Việt Nam như Lào, Campuchia, Trung Quốc,.. thì nộp đơn tại TAND cấp huyện nơi vợ hoặc chồng là người Việt Nam cư trú, làm việc.

các giấy tờ cần chuẩn bị khi làm thủ tục ly hôn

Các giấy tờ cần chuẩn bị cho quá trình ly hôn

Thủ tục ly hôn theo pháp luật hiện hành gồm những gì?

Đối với đơn phương ly hôn:

Bước 1: Thụ lý đơn ly hôn (đơn khởi kiện). Vợ hoặc chồng – người khởi kiện yêu cầu đơn phương ly hônphải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ; giấy tờ; tài liệu và chứng cứ để chứng minh cho nguyên nhân dẫn đến việc ly hôn để cung cấpcho Tòa án có thẩm quyền (đã nêu ở trên).

Bước 2: Hòa giải. 

Sau khi nhận được đơn khởi kiện yêu cầu ly hôn; Tòa án sẽ phân công thẩm phán xem xét hồ sơ và thụ lý đơn khởi kiện. Nếu xét thấy có căn cứ để thụ lýhì yêu cầu người khởi kiện nộp tiền tạm ứng án phí và tiến hành hòa giải. Nếu hòa giải thành thì Tòa án ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự, nếu không hòa giải được thì Tòa án đưa vụ án ra xét xử.

Bước 3:  Mở phiên tòa xét xử sơ thẩm. SĐối với ly hôn thuận tình: 

Bước 1: Vợ và chồng chuẩn bị hồ sơ nêu trên và nộp hồ sơ đến Tòa án có thẩm quyền.

Bước 2: Tòa án có thẩm quyền sẽ tiếp nhận đơn xin ly hôn thuận tình (thực chất là mẫu đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự được ban hành kèm theo Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP (sửa đổi bởi Nghị quyết 04/2018/NQ-HĐTP). Chánh án sẽ phân công thẩm phán xem xét thụ lý và thông báo nộp tiền tạm ứng án phí

Bước 3: Ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn. Sau khi tiến hành hòa giải mà không thành thì Tòa án sẽ ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn. Ngược lại; nếu hòa giải thành thì Tòa án sẽ đình chỉ giải quyết việc dân sự.

Để giải quyết xong thủ tục ly hônkhông chỉ đơn giản là mua đơn, viết đơn và nộp cho Tòa án. Trung bình mỗi cuộc ly hôn phải kéo dài một vài tháng hoặc thậm chí kéo dài cả năm, đem lại nhiều mệt mỏi, áp lực cho những người trong cuộc.

ly hôn cần điều kiện gì

>>> Xem thêm: Tư vấn luật hôn nhân – chia sẻ kiến thức và thông tin quan trọng

Làm thế nào để giải quyết ly hôn nhanh nhất nhằm kết thúc cuộc hôn nhân một cách chóng vánh và ít tổn thương nhất là mong muốn của rất nhiều người. Lắng nghe nguyện vọng ấy, luật Gia Võ cung cấp tổng đài tư vấn ly hôn, tư vấn thủ tục ly hôn chi tiết.ãy liên hệ với chúng tôi qua hotline:  02466.559.559 hoặc website: https://luatgiavo.vn/ để tìm hiểu và được tư vấn thêm. 

Tham gia bình luận:

     
Luật Gia Võ