Tìm hiểu chi tiết luật về quyền nuôi con sau khi ly hôn

Ly hôn là lựa chọn cuối cùng khi cuộc hôn nhân không thể kéo dài hơn được nữa; khi những mâu thuẫn vợ chồng ngày càng nghiêm trọng không thể cứu vãn được. Một trong những vấn đề quan trọng cần giải quyết khi ly hôn đó ai sẽ là người trực tiếp nuôi dưỡng con. Vậy luật về quyền nuôi dưỡng con sau khi ly hôn quy định như thế nào? Hãy theo dõi hết bài viết dưới đây của Luật Gia Võ để có được những thông tin hữu ích nhất nhé!

Cha, mẹ có quyền nuôi con sau khi ly hôn trong trường hợp nào? 

 

Tòa án luôn dựa theo nguyên tắc thỏa thuận của đôi bên vợ chồng để đưa ra quyết định ai sẽ là người có quyền trực tiếp nuôi con. Theo đó; vợ và chồng sẽ thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con; quyền và nghĩa vụ của đôi bên với con sau khi đã chấm dứt hôn nhân. Trong trường hợp đôi bên không thể thỏa thuận được; phía Tòa án sẽ đưa ra quyết định cho một bên trực tiếp nuôi con; căn cứ theo quyền lợi về mọi mặt của trẻ.

luật về quyền nuôi con sau khi ly hôn

Đối với trẻ dưới 36 tháng tuổi sẽ được giao cho mẹ trực tiếp nuôi; trừ trường hợp người mẹ không thể đáp ứng đủ điều kiện; không đủ khả năng để trực tiếp trông nom; nuôi dưỡng; chăm sóc và giáo dục con hoặc cha mẹ đã có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con hơn. Lưu ý; đối với bé từ đủ 7 tuổi trở nên thì cần phải xem xét đến nguyện vọng của con muốn sống với cha hay mẹ.

Những điều cần chứng minh để trực tiếp nuôi con khi có tranh chấp

Trong trường hợp đôi bên không thể thỏa thuận được ai sẽ trực tiếp nuôi con; Tòa án sẽ xem xét đến các yếu tố về điều kiện vật chất; tinh thần giữa người bố và mẹ. Bên nào có khả năng mang đến điều kiện phát triển cho con tốt nhất thì Tòa án sẽ giành quyền nuôi con cho bên đó. Theo đó; các bên sẽ cần chứng minh những điều dưới đây:

  • Điều kiện kinh tế: một trong hai người là vợ và chồng phải chứng minh được mình có đủ điều kiện vật chất; tài sản; thu nhập ổn định; nơi ở;…; đủ khả năng để nuôi dưỡng con.
  • Điều kiện tinh thần: phải chứng minh được bản thân có đủ thời gian dành cho con; chăm sóc; giáo dục; dạy dỗ; nuôi dưỡng con; tình cảm dành cho con từ trước đến nay; đủ thời gian vui chơi; giải trí với con; có đủ nhân cách và đạo đức;…

Ngoài ra; một trong hai người cũng có thể cung cấp thêm những bằng chứng chứng minh người còn lại không đáp ứng đủ điều kiện về tinh thần; vật chất để nuôi dưỡng con; có những hành vi bạo lực; tinh thần không ổn định; thu nhập bấp bênh;…

Quyền và nghĩa vụ của người không trực tiếp nuôi dạy con sau ly hôn 

Cha hoặc mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi dạy con. Có nghĩa vụ phải chu cấp cho con; mức chu cấp do người có nghĩa chu cấp và người được chu cấp hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận dựa theo thu nhập; khả năng của người có nghĩa vụ chu cấp và nhu cầu thiết yếu của người được chu cấp; trong trường hợp không thể thuận được Tòa án sẽ giải quyết.

luật về quyền nuôi con sau khi ly hôn

Đối với người không trực tiếp nuôi con có quyền và nghĩa vụ thăm nom mà không ai được phép cản trở. Nếu cha hoặc mẹ không trực tiếp nuôi dưỡng con lợi dụng việc thăm nom con con để cản trở; gây phiền phức; ảnh hưởng xấu đến việc trông nom; nuôi dưỡng; chăm sóc và giáo dục con thì người trực tiếp nuôi dưỡng con sẽ có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm con của người đó.

Quyền và nghĩa vụ của người trực tiếp nuôi con đối với người không trực tiếp nuôi con sau ly hôn 

  • Cha hoặc mẹ trực tiếp nuôi dưỡng con sẽ có quyền yêu cầu người không trực tiếp nuôi dưỡng thực hiện các nghĩa vụ đúng quy định; yêu cầu người không trực tiếp nuôi dưỡng con và các thành viên trong gia đình phải tôn trọng quyền được nuôi dưỡng con của mình.
  • Theo đó; cha hoặc mẹ cùng các thành viên; người thân trong gia đình trực tiếp nuôi bé cũng không được phép cản trở người không trực tiếp nuôi dưỡng con trong quyền được chăm sóc; thăm nom; nuôi dưỡng và giáo dục con.

Thay đổi người giành quyền nuôi con sau ly hôn 

luật về quyền nuôi con sau khi ly hôn

Trường hợp có yêu cầu của cha; mẹ hoặc cá nhân hay tổ chức; Tòa án có thể thay đổi quyết định người trực tiếp nuôi dưỡng con khi có một trong những yếu tố dưới đây:

  • Cha; mẹ có thỏa thuận việc thay đổi người trực tiếp nuôi dưỡng con có điều kiện phù hợp hơn với lợi ích của con.
  • Người trực tiếp nuôi dưỡng con không còn đủ khả năng trông nom; nuôi dưỡng; chăm sóc và giáo dục con.
  • Trường hợp xét thấy cả hai bên là bố và mẹ không đáp ứng đủ điều kiện nuôi dưỡng con; Tòa án có thể đưa ra quyết định giao con cho người giám hộ theo đúng với quy định của Bộ luật dân sự. Với những bé từ đủ 7 tuổi trở nên cần phải xét theo nguyện vọng của con.

Trên đây là toàn bộ những thông tin chi tiết về luật về quyền nuôi con sau khi ly hôn mà Luật Gia Võ muốn chia sẻ đến các bạn. Mọi thắc mắc hay có nhu cầu về dịch vụ; xin hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline:  02466.559.559 hoặc tại website: https://luatgiavo.vn/

Tham gia bình luận:

     
Luật Gia Võ