Ly hôn, tranh chấp là những vấn đề không ai mong muốn xảy ra. Tuy nhiên trên thực tế, các vụ việc tranh chấp nuôi con sau ly hôn không hề hiếm gặp. Vậy, những vụ việc tranh chấp nuôi con sau ly hôn sẽ được giải quyết dựa trên cơ cơ sở, điều kiện nào? Hãy cùng Luật Gia Võ đi tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.
Thực tế tình trạng tranh chấp nuôi con sau ly hôn.
Theo thống kê, tình trạng ly hôn của các cặp vợ chồng tại Việt Nam không quá cao. Tuy nhiên, những trường hợp xảy ra tranh chấp nuôi con là không hề hiếm gặp.
Những đặc điểm chung của các vụ việc tranh chấp nuôi con sau ly hôn đều rất căng thẳng xung quanh việc tranh giành; hoặc bác bỏ quyền nuôi dưỡng con cái. Nguyên nhân của những vụ việc này xuất phát từ việc trước khi giải quyết ly hôn; các cặp vợ chồng không đi đến được những thỏa thuận chung; và phải đưa vấn đề lên nhờ tòa án giải quyết.
Một số trường hợp tranh chấp nuôi con thường xảy ra.
Việc tranh chấp nuôi con sẽ được chia ra thành những trường hợp khác nhau, cụ thể.
Tranh chấp quyền nuôi con hậu ly hôn với trường hợp con dưới 36 tháng tuổi.
Theo quy định của nước Việt Nam hiện hành; con dưới 36 tuổi sau ly hôn sẽ được giao cho mẹ nuôi dưỡng và chăm sóc; trong trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để có thể trực tiếp chăm sóc; nuôi dưỡng, trông nom, giáo dục thì có thể tiến hành thỏa thuận; nhằm đưa ra những quyết định chung nhất phù hợp với lợi ích của con.
Như vậy, trong trường hợp xảy ra tranh chấp nuôi con với trường hợp con nhỏ dưới 36 tháng tuổi; người mẹ không đủ điều kiện nuôi con thì người cha có thể tiến hành đề nghị lên tòa án để giành quyền nuôi con. Để làm được điều này, người cha cần chứng minh được người mẹ không đủ điều kiện; và bản thân đáp ứng được yêu cầu chăm sóc, nuôi dạy con.
Tranh chấp nuôi con sau ly hôn đối với con từ 36 tháng tuổi trở lên.
Trong trường hợp xảy ra tranh chấp nuôi con với con đã đủ 36 tháng tuổi; tức vợ chồng không thống nhất được việc chăm sóc con cái thì tòa án sẽ giao cho một bên trực tiếp căn cứ mọi mặt để đảm bảo tối đa quyền lợi cho đứa trẻ.
Tranh chấp quyền nuôi con hậu ly hôn với con trên 7 tuổi.
Với những trường hợp xảy ra tranh chấp nuôi con mà đứa con đã đủ trên 7 tuổi; mọi phán quyết của tòa án về quyền nuôi dưỡng sẽ được thuận theo mong muốn của người con.
Tranh chấp về việc thay đổi trực tiếp nuôi con sau ly hôn.
Sau khi đã hoàn tục thủ tục ly hôn đã được giải quyết hoàn tất; người được tòa trao quyết định nuôi con không hoàn thành tốt nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng con thì người còn lại không được trao quyền trực tiếp có thể gửi yêu cầu lên toà án để thay đổi quyền trực tiếp nuôi dạy con.
Cơ sở giải quyết tranh chấp nuôi con sau ly hôn.
Để có thể giải quyết các tranh chấp dựa trên tinh thần công bằng; thuyết phục và đem lại lợi ích tốt nhất cho sự phát triển của con; các vụ việc tranh chấp nuôi con sẽ được giải quyết dựa theo các cơ sở sau đây:
Cơ sở về mặt kinh tế.
Cơ sở về mặt kinh tế được đánh giá là điều kiện tiên quyết; và quan trọng bậc nhất trong bất cứ vụ việc giải quyết tranh chấp sau ly hôn nào. Để nuôi dưỡng con cái tốt nhất thì người trực tiếp chăm sóc; nuôi dưỡng cần chứng minh được có đủ điều kiện kinh tế vững chắc nhằm tạo điều kiện cho con cái phát triển tốt. Điều kiện kinh tế ở đây được tính bao gồm: Thu nhập, nhà ở,…
Thời gian trông nom, chăm sóc con cái.
Mặc dù người trực tiếp chăm sóc có đầy đủ điều kiện về mặt kinh tế nhưng không có thời gian trông nom; chăm sóc con cái thì cũng sẽ là một bất lợi trong quá trình giải quyết các vụ việc tranh chấp nuôi con. Toà án và các cơ quan xét xử sẽ lựa chọn đưa ra phán quyết nhằm tạo một môi trường phát triển tốt nhất.
Cơ sở cấp dưỡng cho con.
Đây sẽ là một trong những quyền lợi của người trực tiếp nuôi con yêu cần dành cho người không trực tiếp nuôi con. Tuy nhiên, người trực tiếp nuôi con có thể có hoặc không yêu cầu cấp dưỡng.
Một số cơ sở và điều kiện khác.
Xét trong thời kỳ hôn nhân, các yếu tố như ai dùng bạo lực gia đình; thời gian chăm sóc con cái của ai nhiều hoặc; ai có lỗi dẫn đến ly hôn hoặc nguyện vọng của con muốn tiếp tục sống với ai sau khi ly hôn,… đều là những yếu tố có vai trò quan trọng tác động đưa ra phán cuối cuối cùng về việc giải quyết tranh chấp nuôi con của tòa án.
Trên đây là cơ sở giải quyết tranh chấp nuôi con sau ly hôn. Nếu quý khách còn bất cứ băn khoăn nào hoặc có nhu cầu tìm kiếm luật sư giải quyết tranh chấp sau ly hôn vui lòng liên hệ Luật Gia Võ tại địa chỉ hotline: 02466 559 559 hoặc tại website: https://luatgiavo.vn/.