Phổ biến một số thông tin về luật dân sự mới nhất

Luật dân sự là bộ luật quy định địa vị pháp lý; chuẩn mực pháp lý về cách ứng xử của cá nhân; pháp nhân; quyền; nghĩa vụ về nhân thân và tài sản của cá nhân pháp nhân trong các quan hệ được hình thành trên cơ sở bình đẳng; tự do ý chí; độc lập về tài sản và tự chịu trách nhiệm. 

Những Nghị định nào được sử dụng để hướng dẫn thi hành Bộ luật Dân sự?

Những hướng dẫn thi hành Bộ luật Dân sự

Hiện nay; một số Nghị định được sử dụng để hướng dẫn thi hành Bộ luật Dân sự như sau:

  •  Nghị định 99/2022/NĐCP về đăng ký biện pháp bảo đảm
  •  Nghị định 21/2021/NĐCP hướng dẫn Bộ luật Dân sự về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ
  •  Nghị định 82/2020/NĐCP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp; hợp tác xã
  •  Nghị quyết 01/2020/NQHĐTP hướng dẫn áp dụng quy định của pháp luật trong việc giải quyết tranh chấp về tài sản chung của dòng họ
  •  Nghị quyết 01/2019/NQHĐTP hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật về lãi; lãi suất; phạt vi phạm
  •  Nghị định 102/2017/NÐCP về đăng ký biện pháp bảo đảm (sẽ hết hiệu lực vào ngày 15/01/2023 và được thay thế bởi Nghị định 99/2022/NĐCP)

Những nguyên tắc nào được xem là cơ bản của pháp luật dân sự?

Nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự

Tại Điều 3 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự như sau:

  • Mọi cá nhân; pháp nhân đều bình đẳng; không được lấy bất kỳ lý do nào để phân biệt đối xử; được pháp luật bảo hộ như nhau về các quyền nhân thân và tài sản.
  • Cá nhân; pháp nhân xác lập; thực hiện; chấm dứt quyền; nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ sở tự do; tự nguyện cam kết; thỏa thuận. Mọi cam kết; thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật; không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng.
  • Cá nhân; pháp nhân phải xác lập; thực hiện; chấm dứt quyền; nghĩa vụ dân sự của mình một cách thiện chí; trung thực.
  • Việc xác lập; thực hiện; chấm dứt quyền; nghĩa vụ dân sự không được xâm phạm đến lợi ích quốc gia; dân tộc; lợi ích công cộng; quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.
  • Cá nhân; pháp nhân phải tự chịu trách nhiệm về việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự.

>>> Xem thêm: Tìm hiểu địa chỉ thuê luật sư dân sự Hà Nội uy tín nhất

Việc áp dụng các quy định của Bộ luật Dân sự 2015 được thực hiện như thế nào?

Căn cứ vào Điều 4 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:

“Áp dụng Bộ luật dân sự

  1. Bộ luật này là luật chung điều chỉnh các quan hệ dân sự.
  2. Luật khác có liên quan điều chỉnh quan hệ dân sự trong các lĩnh vực cụ thể không được trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật này.
  3. Trường hợp luật khác có liên quan không quy định hoặc có quy định những vi phạm khoản 2 Điều này thì quy định của Bộ luật này được áp dụng.
  4. Trường hợp có sự khác nhau giữa quy định của Bộ luật này và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế.”

Phổ biến một số thông tin về luật dân sự mới nhất

Theo đó; Bộ luật Dân sự được áp dụng chung để điều chỉnh các quan hệ dân sự. Những Luật khác có liên quan được sử dụng để điều chỉnh các quan hệ; lĩnh vực cụ thể hơn thì không được trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự. Bên cạnh đó; tại Điều 5 Bộ luật Dân sự 2015 cũng quy định về trường hợp được phép áp dụng tập quán trong quan hệ dân sự như sau:

Tập quán là quy tắc xử sự có nội dung rõ ràng để xác định quyền; nghĩa vụ của cá nhân; pháp nhân trong quan hệ dân sự cụ thể; được hình thành và lặp đi lặp lại nhiều lần trong một thời gian dài; được thừa nhận và áp dụng rộng rãi trong một vùng; miền; dân tộc; cộng đồng dân cư hoặc trong một lĩnh vực dân sự.

Trường hợp các bên không có thỏa thuận và pháp luật không quy định thì có thể áp dụng tập quán nhưng tập quán áp dụng không được trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 Bộ luật Dân sự 2015.

Như vậy; nếu các bên không thỏa thuận được với nhau và pháp luật cũng không quy có quy định thì sẽ áp dụng tập quán. Tuy nhiên; tập quán được áp dụng không được trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự.

Căn cứ xác lập quyền dân sự

Căn cứ xác lập quyền dân sự

Quyền dân sự được xác lập từ các căn cứ sau đây:

  1. Hợp đồng.
  2. Hành vi pháp lý đơn phương.
  3. Quyết định của Tòa án; cơ quan có thẩm quyền khác theo quy định của luật.
  4. Kết quả của lao động; sản xuất; kinh doanh; kết quả của hoạt động sáng tạo ra đối tượng quyền sở hữu trí tuệ.
  5. Chiếm hữu tài sản.
  6. Sử dụng tài sản; được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật.
  7. Bị thiệt hại do hành vi trái pháp luật.
  8. Thực hiện công việc không có ủy quyền.
  9. Căn cứ khác do pháp luật quy định.

Trên đây là những thông tin quan trọng về luật dân sự mà luật Gia Võ muốn chia sẻ tới các bạn đọc. Nếu có thắc mắc hoặc cần tư vấn; vui lòng liên hệ chúng tôi qua website: https://luatgiavo.vn/  hoặc hotline 02466.559.559 để được tư vấn chi tiết.

Tham gia bình luận:

     
Luật Gia Võ