Cập nhập quy trình chuyển nhượng đất đai mới nhất hiện nay

Bạn đang là chủ sở hữu hợp pháp của một mảnh đất và muốn chuyển lại quyền sử dụng lại cho một người khác nhưng lại gặp khó khăn khi chuẩn bị hồ sơ; giấy tờ hợp lệ? Thực tế khi thực hiện bất cứ thủ nào liên quan đến đất đai đều có sự phức tạp nhất định nếu bạn không có kiến thức về lĩnh vực đó. Hiểu được điều đó nên trong bài viết này luật Gia Võ sẽ chia sẻ đến bạn những thông tin liên quan đến chuyển nhượng đất đai theo luật hiện hành hiện nay.

Các trường hợp được phép chuyển nhượng đất đai

Các trường hợp được phép chuyển nhượng đất đai

Để có thể chuyển nhượng đất đai hợp pháp bạn cần có đủ các điều kiện cần thiết theo quy định của Luật đất đai 2013. Những điều kiện đó bao gồm:

  •        Đã có giấy chứng nhận sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền cấp
  •        Mảnh đất hiện có không có bất kỳ tranh chấp nào
  •        Quyền sử dụng đất không bị kê biên để đảm bảo thi hành án
  •        Chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền và có hiệu lực khi đăng ký vào sổ địa chính.

Lưu ý: Nếu chuyển nhượng đất nông nghiệp thì cần có thêm các điều kiện như: Cá nhân không phải là người trực tiếp sản xuất nông nghiệp; không nhận chuyển nhượng cho quyền sử dụng đất trồng lúa và quyền sử dụng đất ở; đất nông nghiệp trong khu vực rừng phòng hộ; phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng;…

Quy trình 4 bước khi chuyển nhượng đất đai

quy trình chuyển nhượng đất đai

Bước 1: Chuẩn bị hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất ( tất cả giấy tờ cần được xác thực; công chứng tại cơ quan có thẩm quyền)

  •          Dự thảo hợp đồng chuyển nhượng
  •          Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
  •          Phiếu yêu cầu công chứng hợp đồng
  •          Giấy tờ tùy thân của các bên như căn cước công dân
  •          Các giấy tờ chứng minh tài sản chung/riêng như giấy chứng nhận kết hôn hoặc xác nhận độc thân)
  •          Bản sao các giấy tờ liên quan đến hợp đồng theo quy định pháp luật

>>> Xem thêm: Quy định về việc sử dụng đất đai hiện nay – Quyền và nghĩa vụ

Bước 2: Gửi hồ sơ

Sau khi đã chuẩn bị các loại giấy tờ; bạn nộp hồ sơ tại văn phòng đăng ký đất đai hoặc bộ phận địa chính tại địa phương để các cán bộ có liên quan tiếp nhận; kiểm tra và xử lý hồ sơ.

Hồ sơ cần đầy đủ các loại giấy tờ như sau

  •          Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đất gồm 1 bản chính và 2 bản photo được công chứng
  •          Giấy tờ tùy thân của 2 bên có nhu cầu chuyển nhượng  gồm 2 bản đã chứng thực
  •          Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất gồm 2 bản công chứng
  •          Giấy xác nhận tài sản chung/riêng
  •          Đơn đăng ký biến động đất đai; tài sản gắn liền với đất gồm 1 bản chính đã điền đầy đủ thông tin
  •          Tờ khai lệ phí trước bạ gồm 2 bản chính
  •          Tờ khai thuế thu nhập cá nhân gồm 2 bản chính
  •          Tờ khai thuế sử dụng đất phi nông nghiệp gồm 2 bản chính
  •          Tờ khai đăng ký thuế
  •          Bản đồ vị trí nhà đất gồm 1 bản chính.

Sau khi cán bộ đất đai nhận đủ hồ sơ của bạn sẽ tiến hành làm việc và quá trình này kéo dài 10 ngày. Với trường hợp chỉ muốn chuyển nhượng một phần thửa đất thì cần thực hiện thủ tục tách thửa với phần diện tích cần thực hiện trước khi nộp hồ sơ.

Bước 3: Nộp lệ phí

Các loại chi phí gồm có

  1.       Lệ phí trước bạ

Tùy thuộc vào diện tích mảnh đất cũng như giá đất để biết chi phí bạn cần bỏ ra. Cụ thể tiền nộp đất sẽ được tính bằng diện tích mảnh đất nhân với giá đất và lệ phí (thông thường lệ phí là 0;5%). 

Đơn vị hỗ trợ chuyển nhượng đất đai

Bạn sẽ không cần nộp lệ phí trước bạ khi

  •          Thực hiện chuyển giao đất cho những thành viên trong gia đình là vợ chồng cha mẹ; con cái
  •          Nhà đất được đền bù hoặc mua bằng tiền đền bù
  •          Nhà đất có giấy chứng nhận chung hộ gia đình.
  1.       Thuế thu nhập cá nhân

Thuế thu nhập cá nhân có thể bằng 25% giá trị lợi nhuận hoặc bằng 2% giá chuyển nhượng

Bạn sẽ không phải nộp thuế thu nhập cá nhân trong các trường hợp dưới đây

  •          Chuyển nhượng đất đai giữa các thành viên trong gia đình như vợ chồng; cha mẹ đẻ/nuôi/vợ/chồng; ông bà nội/ngoại với cháu nội/ngoại;…
  •          Chuyển nhượng quyền sử dụng đất gắn liền với đất ở  khi chỉ có một đất ở duy nhất.
  •          Thừa kế từ các thành viên trong gia đình.

Bước 4: Được cấp giấy chứng nhận sử dụng đất hợp pháp

Nếu đã hoàn thành các khoản phí cần thiết thì bạn cần nộp lại biên lai để nhận giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.  Đơn vị đất đai sẽ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong 30 ngày kể từ ngày đã nhận đủ tất cả hồ sơ; giấy tờ.

Hy vọng bài viết trên của luật Gia Võ đã giúp bạn hiểu hơn về quy trình chuyển nhượng đất đai tại Việt Nam hiện nay. Nếu còn thắc mắc hay cần liên hệ tư vấn; bạn vui lòng truy cập website https://luatgiavo.vn/. Với kinh nghiệm nhiều năm trong việc giải quyết các vấn liên quan đến đất đai. Chúng tôi tin rằng sẽ mang lại sự hài lòng cho bạn.

Tham gia bình luận:

     
Luật Gia Võ