Điều kiện thực hiện quyền thừa kế nhà đất là gì?

Quyền thừa kế được quy định như thế nào? Đối tượng của quyền thừa kế bao gồm những gì? Điều kiện thực hiện quyền thừa kế quyền sử dụng đất được quy định như thế nào? Xác định quyền sử dụng đất là di sản thừa kế ra sao? Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ luật về quyền thừa kế sử dụng đất chính xác theo luật hiện hành. 

Quyền thừa kế được quy định như thế nào? Đối tượng của quyền thừa kế bao gồm những gì?

Điều kiện thực hiện quyền thừa kế nhà đất

Căn cứ vào Điều 609 Bộ luật Dân sự 2015 định nghĩa về quyền thừa kế như sau:

“Điều 609. Quyền thừa kế:

Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.

Người thừa kế không là cá nhân có quyền hưởng di sản theo di chúc.”

Đối tượng của quyền thừa kế là tài sản thuộc sở hữu của người chết mà người chết là người sử dụng hợp pháp để lại cho người còn sống.

Quyền tài sản là quyền trị giá bằng tiền; bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ; quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác.

Ngoài ra; tài sản thừa kế (hay di sản thừa kế) bao gồm tài sản riêng của người chết; phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác. (theo Điều 612 Bộ luật Dân sự 2015).

>>> Xem thêm: Danh mục đất đai

Điều kiện thực hiện quyền thừa kế nhà đất được quy định như thế nào?

Khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai 2013 quy định về điều kiện thực hiện quyền thừa kế như sau:

“Điều 188. Điều kiện thực hiện các quyền chuyển đổi; chuyển nhượng; cho thuê; cho thuê lại; thừa kế; tặng cho; thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất

  1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi; chuyển nhượng; cho thuê; cho thuê lại; thừa kế; tặng cho; thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:
  2. a) Có Giấy chứng nhận; trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;
  3. b) Đất không có tranh chấp;
  4. c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
  5. d) Trong thời hạn sử dụng đất.”

Xác định quyền sử dụng dất

Nếu chỉ căn cứ vào quy định trên thì nhiều người nhầm tưởng rằng phải có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mới được thực hiện các thủ tục liên quan. Tuy nhiên cần hiểu đúng về quy định trên áp dụng trong trường hợp nào để bảo đảm quyền của người thừa kế. Để làm rõ điều này; chúng tôi đưa ra một số nhận định và căn cứ pháp lý như sau:

Điểm c khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai năm 2013 quy định:

“Văn bản về thừa kế quyền sử dụng đất; quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về dân sự.”

Theo đó; điều kiện có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất áp dụng đối với trường hợp người sử dụng đất thực hiện để lại quyền thừa kế theo di chúc (khi lập di chúc thì người sử dụng đất thể hiện ý chí của mình trong việc để lại di sản; trường hợp thừa kế theo pháp luật không thể hiện ý chí của người sử dụng đất).

Mặt khác; trường hợp lập di chúc bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực và có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì khi đó mới đủ điều kiện để công chứng hoặc chứng thực; trường hợp lập di chúc miệng có người làm chứng hoặc không có người làm chứng thì người đang sử dụng đất vẫn được thể hiện ý chí của mình là để lại di sản dù không có Giấy chứng nhận.

Tóm lại; điều kiện có Giấy chứng nhận áp dụng đối với trường hợp lập di chúc có công chứng và lập di chúc có chứng thực. Còn lại khi lập di chúc miệng có người làm chứng hoặc không có người làm chứng và thừa kế theo pháp luật thì chỉ cần chứng minh nhà đất đó hợp pháp thì vẫn có quyền chia thừa kế.

Xác định quyền sử dụng đất là di sản thừa kế như thế nào?

Điều kiện thực hiện quyền thừa kế nhà đất

Căn cứ vào Điều 1 Mục II Nghị quyết 02/2004/NQ-HĐTP do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành thì xác định quyền sử dụng đất là di sản như sau:

  • Đối với đất do người chết để lại (không phân biệt có tài sản hay không có tài sản gắn liền với đất) mà người đó đã có Giấy chứng nhận thì quyền sử dụng đất đó là di sản.
  •  Đối với trường hợp đất do người chết để lại mà người đó có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất thì quyền sử dụng đất đó cũng là di sản; không phụ thuộc vào thời điểm mở thừa kế.
  •  Trường hợp người chết để lại quyền sử dụng đất mà đất đó không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất nhưng có di sản là nhà ở; vật kiến trúc khác gắn liền với đất đó mà có yêu cầu chia di sản thừa kế; thì cần phân biệt các trường hợp sau:

+ Trong trường hợp đương sự có văn bản của UBND cấp có thẩm quyền xác nhận việc sử dụng đất đó là hợp pháp; nhưng chưa kịp cấp Giấy chứng nhận (đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận) thì Toà án giải quyết yêu cầu chia di sản là tài sản gắn liền với đất và quyền sử dụng đất đó.

+ Trong trường hợp đương sự không có văn bản của UBND cấp có thẩm quyền xác nhận việc sử dụng đất đó là hợp pháp; nhưng có văn bản của UBND cấp có thẩm quyền cho biết rõ là việc sử dụng đất đó không vi phạm quy hoạch và có thể được xem xét để giao quyền sử dụng đất thì Toà án giải quyết yêu cầu chia di sản là tài sản gắn liền với đất.

Đồng thời phải xác định ranh giới; tạm giao quyền sử dụng đất đó cho đương sự để UBND cấp có thẩm quyền tiến hành các thủ tục giao quyền sử dụng đất và cấp Giấy chứng nhận cho đương sự theo quy định của pháp luật về đất đai.

+ Trong trường hợp UBND cấp có thẩm quyền có văn bản cho biết rõ việc sử dụng đất đó là không hợp pháp; di sản là tài sản gắn liền với đất không được phép tồn tại trên đất đó thì Toà án chỉ giải quyết tranh chấp về di sản là tài sản trên đất đó.

Quyền thừa keesd được quy định như thế nào

>>> Xem thêm: Quy trình phân loại đất theo luật đất đai và vai trò của cơ quan chức năng

Trường hợp người chết để lại quyền sử dụng đất mà đất đó không Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất và cũng không có di sản là tài sản gắn liền với đất; nếu có tranh chấp thì thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND theo quy định của pháp luật về đất đai.

Theo hướng dẫn của Hội đồng Thẩm phán; khi quyền sử dụng đất được xác định là di sản thì sẽ được chia di sản thừa kế.

Trên đây là các thông tin về  việc thừa kế quyền sử dụng đất. Nếu bạn có thêm thắc mắc cần giải đáp; vui lòng truy cập website https://luatgiavo.vn/. Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ giải đáp mọi thắc mắc của bạn.

Tham gia bình luận:

     
Luật Gia Võ