Luật đất đai là gì? Tìm hiểu về luật đất đai Việt Nam

Đất đai là một trong những lĩnh vực đã được đưa vào các văn bản trong hệ thống luật Việt Nam. Vậy Luật đất đai được định nghĩa như thế nào? Các nguyên tắc cơ bản? Hãy cùng tìm câu trả lời ngay dưới đây.

Luật đất đai là gì? 

Hiện nay; định nghĩa Luật đất đai với tư cách ngành luật như sau: Luật đất đai là tổng hợp các quy phạm pháp luật mà Nhà nước ban hành nhằm thiết lập quan hệ đất đai trên cơ sở chế độ sở hữu toàn dân về đất đai và sự bảo hộ đầy đủ của Nhà nước đối với các quyền của người sử dụng đất tạo thành một ngành luật quan trọng trong hệ thống pháp luật của Nhà nước ta.

Các nguyên tắc cơ bản của Luật đất đai Việt Nam 

Nguyên tắc đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đứng tên chủ sở hữu 

Từ Hiến pháp năm 1980 đến nay; chế độ sở hữu đất đai nước ta có nhiều sự thay đổi nhằm phù hợp với xu thế phát triển của đất nước. Nếu như trước đây; nước ta tồn tại nhiều hình thức sở hữu khác nhau đến giai đoạn tiến hành quốc hữu hóa đất đai và xác lập chế độ sở hữu toàn dân về đất đai ngay tại thời điểm này.

Có thể thấy rõ; Việt Nam đã có những tách biệt cụ thể giữa chủ sở hữu và chủ sử dụng trong quan hệ đất đai. Mặc dù; người dân đứng tên trên mảnh đất của mình nhưng thực chất; có mối quan hệ khăng khít giữa Nhà nước với tư cách là người đại diện sử dụng đất đai và người sử dụng vốn đất của Nhà nước.

Đất đai được xem là hàng hóa “đặc biệt”; được lưu chuyển đặc biệt phù hợp với khuôn khổ các quy định của pháp luật. Điều này phù hợp với xu hướng tập trung tích tụ đất đai vào tay người biết sản xuất; góp phần phân công lại lao động xã hội. Đất đai ở Việt Nam được xác định là tài nguyên quốc gia; nhưng Nhà nước không chủ trường xác định giá đất làm cơ sở cho việc lưu thông chuyển quyền sử dụng đất trong đời sống xã hội.

Nguyên tắc Nhà nước thống nhất quản lý đất đai theo quy hoạch và pháp luật 

Nguyên tắc này được ghi nhận tại Điều 54; Hiến pháp năm 2013 và tại Chương 2 của Luật đất đai năm 2013 thể hiện chức năng của Nhà nước XHCN là người quản lý mọi mặt đời sống kinh tế – xã hội; trong đó có quản lý đất đai. Nhà nước là đại diện chủ sở hữu đất đai; là người xây dựng chiến lược phát triển; quy hoạch sử dụng đất và phê duyệt các chương trình quốc gia về sử dụng; khai thác các nguồn tài nguyên.

Một vấn đề mà bắt buộc chúng ta phải thừa nhận nguồn tài nguyên có phong phú; đa dạng đến đâu thì nó vẫn không phải là vô tận mà là đại lượng hữu hạn. Trong khi đó; nhu cầu của xã hội trong việc sử dụng đất đai không có xu giảm mà ngày càng tăng.

Do đó; Luật đất đai được ban hành như một cơ chế để quản lý sử dụng đất đai trong toàn xã hội.

Nguyên tắc ưu tiên bảo vệ và phát triển quỹ đất nông nghiệp

Việt Nam là đất nước đang phát triển với hơn 60% dân số tập trung ở khu vực nông thôn; đất đai là điều kiện sống còn của đa số nhân dân. Hơn nữa; nước ta cũng là quốc gia có bình quân đầu người sở hữu đất nông nghiệp thuộc loại thấp trên thế giới. Vì thế; để đảm bảo an ninh lương thực quốc gia; đáp ứng nhu cầu lương thực; thực phẩm của xã hội thì vấn đề bảo vệ và phát triển quỹ đất nông nghiệp có vai trò vô cùng quan trọng trong sự nghiệp phát triển của đất nước.

Nguyên tắc sử dụng đất đai hợp lý và tiết kiệm

So với thế giới; nước ta có diện tích đất không lớn song nhìn vào tình trạng sử dụng đất hiện nay; đất chưa sử dụng chỉ chiếm khoảng 30% diện tích tự nhiên (dựa trên cơ cấu sử dụng đất hiện nay).

Có thế thấy răng; trong quá trình khai thác và sử dụng; người dân Việt Nam đã rất lãng phí và coi thường tầm quan trọng của đất đai.  Vì vậy; Dàng và Nhà nước ta luôn chú trong; coi công tác quy hoạch; kế hoạch sử dụng đất đai là tiên phong; đi trước một bước tạo cơ sở khoa học cho việc sử dụng đất một cách hợp lý và tiết kiệm.

Nguyên tắc thường xuyên cải tạo và bồi bổ đất đai 

Đất đai tư nhiên cần được thường xuyên cải tạo và bồi bổ để tăng giá trị của đất đai. Dưới bàn tay lao động và đầu óc sáng tạo của con người; đất đai tự nhiên sẽ hỗ trợ con người tạo ra những sản phẩm quan trọng trong đời sống. Khi đó; đất đai mới khẳng định được “giá trị” của mình. Đất đai tốt; màu mỡ là nhờ vào thái độ làm chủ; vừa biết khai thác; vừa biết cải tạo nó thì đất đai. Ngược lại; nếu con người đối xử tệ với thiên nhiên; tác động tiêu cực vào thiên nhiên thì chính con người sẽ phải nhận lại những điều đó. Do đó; việc giữ gìn; bảo vệ tài nguyên đất là điều vô cùng quan trọng; Từ đó có những cách làm; biện pháp để sử dụng; khai thác đất đúng cách như sử dụng hợp lý; đúng mục đích và thường xuyên cải tạo; bồi dưỡng đất.

Trên đây là những nguyên tắc cơ bản về luật đất đai Việt Nam; quý bạn đọc có thể tham khảo nhé. Nếu có vấn đề nào liên quan đến đất đai; quý khách vui lòng liên hệ đếnLuật Gia Võ qua website: https://luatgiavo.vn/ nhé.

Tham gia bình luận:

     
Luật Gia Võ