Tư vấn tranh chấp về phân chia di sản thừa kế giữa các thành viên trong gia đình

Các bạn có nhu cầu cần tìm luật sư tư vấn tranh chấp về phân chia di sản thừa kế giữa các thành viên trong gia đình có thể liên hệ với chúng tôi qua hotline 0963 358 899 để được hỗ trợ tốt nhất.

Tại sao cần luật sư tư vấn về phân chia di sản thừa kế?

Trong xã hội hiện đại, vấn đề thừa kế và phân chia di sản thừa kế luôn là vấn đề đương nhiên cần giải quyết của rất đông các gia đình khi bố mẹ về già hoặc đau ốm; cần được tư vấn pháp lý về phân chia tài sản thừa kế.

Thấu hiểu điều đó,  dịch vụ luật sư tư vấn tranh chấp về phân chia di sản thừa kế giữa các thành viên trong gia đình ra đời có ý nghĩa pháp lý vô cùng quan trọng, giúp giảm thiểu khả năng phát sinh tranh chấp.

Ngoài ra, việc thuê luật sư tư vấn về vấn đề này còn đem lại rất nhiều lợi ích thiết thực về mặt pháp lý khác như:

  • Hiệu quả cao. Hầu hết các luật sư đều là những người được đào tạo chuyên sâu về pháp luật, có kinh nghiệm tham gia giải quyết các tranh chấp phát sinh trong thực tiễn. Bởi vậy mà luật sư có thể hoàn toàn giúp đỡ khách hàng trong việc tư vấn chính xác, đầy đủ.
  • Chi phí thuê luật sư thấp
  • Đa dạng các dịch vụ luật sư, cách thức sử dụng dịch vụ đơn giản, dễ dàng, tiện lợi.

Các trường hợp phân chia thừa kế theo luật

  • Luật sư tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng về thừa kế, phân chia tài sản theo quy định của pháp luật.
  • Luật sư tư vấn về quyền thừa kế của các thành viên trong gia đình
  • Luật sư tư vấn về sự bình đẳng giữa các thành viên trong gia đình
  • Luật sư tham gia tư vấn và giải quyết tranh chấp về hàng thừa kế theo luật
  • Luật sư tư vấn về thời điểm mở thừa kế theo pháp luật
  • Tư vấn về thời điểm mở cửa theo luật.
  • Luật sư tư vấn, xác định tài tài sản hợp pháp của người để lại tài sản thừa kế
  • Tư vấn cách thức, xác lập quyền sở hữu/ quyền sử dụng hợp pháp đối với di sản thừa kế.
  • Luật  sư tư vấn về thủ tục từ chối nhận di sản thừa kế
  • Luật sư tư vấn tranh chấp về phân chia di sản thừa kế trong các trường hợp cụ thể.
  • Tham gia tư vấn xác định người không được quyền hưởng di sản thừa kế theo luật
  • Luật sư tư vấn về thủ tục nhận di sản thừa kế.

Các câu hỏi về chia thừa kế thường gặp

Di sản thừa kế được phân chia như thế nào khi không có di chúc?

Câu hỏi: Bố, mẹ chết không để lại di chúc. Các con không thỏa thuận được với nhau về việc phân chia di sản thừa kế như sau: Bố mẹ tôi có một miếng đất trước khi qua đời không để lại di chúc. Bốn anh chị em tôi đã thống nhất để cho vợ chồng tôi thừa kế. Lúc đó vì nghĩ là đủ anh chị em nhất chí lên đã không lập văn bản.

Vài năm sau người anh thứ ba đòi chia một phần đất thừa kế vì có chuyện mâu thuẫn trong gia đình. Lúc này các anh chị và tôi cũng đồng ý.Vì có 4 anh chị em lên thống nhất chia thành 4 phần. Bốn anh chị kia vẫn để cho tôi lên chỉ chia làm hai tôi 3 phần anh ấy một phần. Nhưng anh ấy không nghe đòi chia làm 4 phần rồi bốc thăm vào đâu anh ấy lấy phần đó. Xin hỏi luật sư sự đòi hỏi của anh ấy có được chấp nhận không? Cách chia làm hai phần như trên có hợp pháp và được pháp luật công nhận không?

Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Gia Võ. Trường hợp của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:

Về quan hệ pháp luật thừa kế:

Khi mất, bố mẹ bạn không để lại di chúc nên theo quy định của pháp luật, trong trường hợp không có di chúc, di sản sẽ được chia theo pháp luật theo quy định tại Điều 650 Bộ luật dân sự 2015 như sau:

“Điều 650. Những trường hợp thừa kế theo pháp luật

  1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:
  2. a) Không có di chúc;
  3. b) Di chúc không hợp pháp;
  4. c) Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;
  5. d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

…”.

Tại Điều 651 Bộ luật dân sự 2015 quy định về người thừa kế theo pháp luật như sau:

“Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật

  1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
  2. a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
  3. b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
  4. c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; cháu ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
  5. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
  6. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.”.

Vậy 4 người con của bố, mẹ bạn sẽ thuộc hàng thừa kế thứ nhất và được hưởng phần di sản bằng nhau; do đó miếng đất sẽ được chia thành 5 phần bằng nhau và mỗi người sẽ được hưởng 1 phần.

Việc thỏa thuận phân chia di sản thừa kế được quy định tại Điều 656 Bộ luật dân sự 2015 quy định như sau:

“Điều 656. Họp mặt những người thừa kế

  1. Sau khi có thông báo về việc mở thừa kế hoặc di chúc được công bố, những người thừa kế có thể họp mặt để thỏa thuận những việc sau đây:
  2. a) Cử người quản lý di sản, người phân chia di sản, xác định quyền, nghĩa vụ của những người này, nếu người để lại di sản không chỉ định trong di chúc;
  3. b) Cách thức phân chia di sản.
  4. Mọi thỏa thuận của những người thừa kế phải được lập thành văn bản.”.

Do đó, việc phân chia di sản thừa kế ưu tiên sự thỏa thuận của các đồng thừa kế và việc thỏa thuận của 4 anh chị em phải được lập thành văn bản.Do thỏa thuận phân chia di sản thừa kế lúc đầu giữa 6 người không được lập thành văn bản nên thỏa thuận đó không được coi là hợp pháp nên yêu cầu chia thừa kế của người anh thứ tư của bạn là có căn cứ.

Vì vậy, chia di sản trong trường hợp này thì 4 người phải có văn bản thỏa thuận với nhau về vị trí cũng như diện tích di sản của mình. Sau đó, 4 người kia nếu muốn tặng cho bạn di sản của mình thì họ có thể làm hợp đồng tặng cho di sản của mình cho bạn sau khi đã nhận di sản thừa kế của mình. Trong trường hợp 4 người không thỏa thuận được với nhau về việc chia di sản thừa kế (trong trường này là về vị trí của miếng đất) thì có thể nhờ UBND xã tại địa phương nơi có nhà phân chia di sản và 4 người cùng ký xác nhận vào văn bản thỏa thuận chia di sản thừa kế đó.

Nếu vẫn không thể thỏa thuận với nhau và có tranh chấp xảy ra thì một trong các đồng thừa kế có quyền khởi kiện tại Tòa án nhân dân quận (huyện) yêu cầu phân chia di sản thừa kế.

Công ty Luật Gia Võ- Nơi tư vấn Luật đất đai uy tín

Thấu hiểu trình độ, năng lực và kinh nghiệm của đội ngũ Luật sư, công ty Luật TNHH Gia Võ là môt trong những địa chỉ tư vấn Luật đất đai uy tín, chất lượng tại Hà NỘI,  tự tin đáp ứng mọi nhu cầu và đòi hỏi ngày càng cao về pháp lý cho khách hàng.

Đến với dịch vụ tư vấn về phân chia di sản thừa kế của chúng tôi, mọi khách hàng đều có cơ hội nhận được:

  • Chất lượng dịch vụ tư vấn, giải đáp thắc mắc một cách nhanh chóng.
  • Thái độ phục vụ tận tâm, cầu thị và trách nhiệm.
  • Đảm bảo thời gian nhận tư vấn, hỗ trợ các vấn đề pháp lý 24/7.
  • Chính sách bảo mật thông tin khách hàng một cách tuyệt đối. Chúng tôi đảm bảo không một ai có quyền tiếp cận thông tin cá nhân của bạn khi ko đồng ý.

Vừa rồi các bạn đã cùng tìm hiểu nội dung tư vấn tranh chấp về phân chia tài sản giữa các thành viên trong gia đình. Trường hợp các bạn có bất kỳ thắc mắc nào cần được tư vấn tranh chấp về phân chia di sản thừa kế giữa các thành viên trong gia đình, hãy liên hệ Công ty Luật TNHH Gia Võ để được phục vụ chu đáo, kịp thời.

Tham gia bình luận:

     
Luật Gia Võ