Quy định chung về luật thương mại điện tử trong doanh nghiệp

Thương mại điện tử ngày càng phổ biến đối với các hoạt động kinh doanh. Việc hiểu biết các quy định của pháp luật về thương mại điện tử mục đích nhằm giúp cho doanh nghiệp kinh doanh đúng theo pháp luật; vừa hạn chế được những rủi ro về pháp lý. Vậy luật thương mại điện tử trong doanh nghiệp là gì? Hãy tìm hiểu cụ thể thông qua bài viết dưới đây nhé.

Thương mại điện tử và những điều cần biết

Luật thương mại điện tử trong doanh nghiệp còn xa lạ với khá nhiều người. Tuy nhiên; trong thời kỳ hội nhập; lĩnh vực thương mại điện tử ngày càng đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống. Chính vì thế việc hiểu và vận dụng tốt các quy định pháp luật giúp người tham gia nắm bắt thị trường; phòng tránh rủi ro.

Khái niệm về hoạt động thương mại điện tử

Thương mại điện tử về cơ bản là việc ứng dụng các phương tiện điện tử vào hoạt động thương mại. Hiện nay; mạng lưới Internet phát triển và phổ cập vô cùng rộng rãi; tạo điều kiện cho những hoạt động kinh doanh trực tuyến phát triển và mang lại cho những doanh nhân những giá trị và lợi ích to lớn. Những ai tham gia các hoạt động thương mại điện tử bên cạnh việc tuân thủ các quy định trực tiếp còn phải thực hiện các quy định pháp luật liên quan khác. Ví dụ như đầu tư kinh doanh; thương mại; dân sự. Do đó; việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về thương mại điện tử trở nên cần thiết và cấp bách. Pháp luật về thương mại điện tử được xem là công cụ pháp lý bảo vệ; định hướng cho những ai theo đuổi lĩnh vực kinh doanh; tạo ra môi trường kinh doanh thông qua thương mại điện tử an toàn.

Vai trò của luật thương mại điện tử trong doanh nghiệp

Một số vai trò phải kể đến của luật thương mại điện tử trong doanh nghiệp đó là:

  • Phát triển hình thức thương mại có tiền năng. Nhà nước ban hành pháp luật để tạo cơ sở pháp lý tiền đề.
  • Góp phần thúc đẩy và hoàn thiện pháp luật.
  • Góp phần nâng cao sản xuất; kinh doanh; phát triển kinh tế và thúc đẩy hội nhập quốc tế.

Khuôn khổ pháp lý của thương mại điện tử ở Việt Nam

Hiện nay Việt Nam đang thúc đẩy quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật; trong đó có việc xây dựng các văn bản pháp luật liên quan đến luật thương mại điện tử trong doanh nghiệp.

Luật giao dịch điện tử

Luật giao dịch điện tử được nhà nước thông qua ngày 29/11/2005 và có hiệu lực từ ngày 1/03/2006. Phạm vi điều chỉnh luật khá rộng: Giao dịch điện tử trong hoạt động của cơ quan nhà nước và giao dịch điện tử trong lĩnh vực dân sự và thương mại. Luật này bao gồm các quy định về:

  •  Thông điệp dữ liệu cùng chữ ký điện tử và chứng thực chữ ký điện tử.
  • Giao kết và thực hiện các hợp đồng điện tử.
  • An ninh trong giao dịch điện tử.
  • Giải quyết những tranh chấp và xử lý vi phạm trong giao dịch điện tử.

Luật giao dịch điện tử chấp nhận những nguyên tắc trong giao dịch điện tử; bao gồm: Tự nguyện; tự thỏa thuận về việc lựa chọn công nghệ để thực hiện giao dịch; trung lập về công nghệ; bảo đảm sự bình đẳng; an toàn.

Điều cần chú ý là chữ ký điện tử là một nội dung được đề cập đến trong Luật giao dịch điện tử. Luật pháp công nhận giá trị pháp lý của chữ ký điện tử; quy định nghĩa vụ của bên ký; bên chấp nhận chữ ký và tổ chức cung cấp những dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử.

Luật thương mại

Luật thương mại là cơ sở quan trọng đối với các hoạt động thương mại, gồm : Thương mại điện tử.

Luật quy định: Trong các hoạt động thương mại; các thông điệp dữ liệu đáp ứng các điều kiện; tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định của pháp luật thừa nhận có giá trị pháp lý tương đương với văn bản. Ngoài ra, giới thiệu hàng hoá cùng dịch vụ trên Internet cũng được coi là một hình thức giới thiệu hàng hoá; dịch vụ.

Bộ luật dân sự

Bộ luật dân sự có quy định: Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu được coi là giao dịch bằng văn bản.

Đối với các trường hợp giao kết; sửa đổi; huỷ bỏ hợp đồng: Thời điểm giao kết hợp đồng chính là thời điểm bên đề nghị nhận được trả lời chấp nhận giao kết. Địa điểm giao kết hợp đồng dân sự do các bên tự thoả thuận với nhau. Nếu không thoả thuận thì địa điểm giao kết hợp đồng dân sự là nơi cư trú cá nhân hoặc trụ sở của pháp nhân đưa ra đề nghị giao kết hợp đồng. Những khái niệm này được tính đến khi giao kết và thực hiện hợp đồng qua mạng internet

Một số các văn bản pháp luật khác

Bên cạnh các luật thương mại; luật giao dịch điện tử và bộ luật Dân sự; còn có một số văn bản quan trọng khác cũng cần nhắc đến như: Luật hải quan; luật sở hữu trí tuệ; luật công nghệ thông tin;…

Trên đây là toàn bộ thông tin về luật thương mại điện tử trong doanh nghiệp được cung cấp bởi Luật Gia Võ. Mọi thông tin tư vấn thêm; xin vui lòng liên hệ website: https://luatgiavo.vn/ hoặc gọi đến hotline: 02466.559.559.

Tham gia bình luận:

     
Luật Gia Võ