Quy trình thủ tục thành lập doanh nghiệp – Chuẩn bị hồ sơ chi tiết

Thành lập một doanh nghiệp là quá trình quan trọng và phức tạp, đòi hỏi sự am hiểu rõ về quy trình thủ tục và các yêu cầu pháp lý. Tính đến thời điểm tháng 07/2023, Luật Doanh Nghiệp đã có những thay đổi mới về quy trình thành lập các loại hình doanh nghiệp, bao gồm doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần và công ty TNHH 1 thành viên. Dưới đây là chi tiết 4 bước quan trọng trong quá trình chuẩn bị thủ tục thành lập doanh nghiệp

Chuẩn bị thông tin để lập hồ sơ thành lập doanh nghiệp

 thủ tục thành lập doanh nghiệp

Để quá trình soạn thảo hồ sơ thành lập một công ty mới được thuận lợi , nhanh chóng, chủ doanh nghiệp cùng các thành viên cổ đông cần bàn bạc và xác định đầy đủ các thông tin liên quan được yêu cầu trong mẫu hướng dẫn thành lập công ty. Dưới đây là các bước cần lưu ý khi tiến hành thủ tục thành lập doanh nghiệp:

Loại hình công ty phù hợp  

Bạn cần hiểu rõ đặc điểm về ưu – nhược điểm về nguồn vốn, phạm vi hoạt động, hình thức hoạt động… của từng loại hình doanh nghiệp. Những yếu tố chủ doanh nghiệp cần cân nhắc khi lựa chọn loại hình doanh nghiệp bao gồm thuế, trách nhiệm pháp lý, khả năng chuyển nhượng và quy mô doanh nghiệp để thu hút nhà đầu tư.

Các loại hình doanh nghiệp cơ bản hiện nay bao gồm: doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, công ty TNHH 1 thành viên, công ty TNHH có từ 2 thành viên trở lên và công ty cổ phần. 

>>> Danh mục: Doanh nghiệp

Lựa chọn ngành – nghề, lĩnh vực kinh doanh: 

Quy trình thành lập doanh nghiệp

Xác định các ngành nghề kinh doanh mà công ty dự định hoạt động trong thời gian tới. Cần kiểm tra các điều kiện và yêu cầu pháp lý liên quan đến từng ngành nghề để đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật.

Đặt tên công ty: 

Đặt tên công ty ngắn gọn, dễ nhớ và không bị trùng hoặc gây nhầm lẫn với các công ty khác đã thành lập trước đó. Truy cập vào “Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp” để tra cứu xem tên công ty có bị trùng với công ty khác hay không.

Xác định địa chỉ hợp pháp để đặt trụ sở của công ty. Địa điểm liên lạc này phải thuộc trong lãnh thổ Việt Nam và phù hợp với các quy định về địa chỉ công ty theo yêu cầu về vị trí hợp pháp.

Xác định thành viên/cổ đông góp vốn – mức vốn điều lệ và người đại diện pháp luật 

Liệt kê thông tin về số lượng thành viên/cổ đông, số vốn góp của mỗi thành viên/cổ đông và tỷ lệ vốn góp của mỗi người. Theo quy định chung thành viên/cổ đông có tỷ lệ vốn góp cao nhất sẽ có quyền hạn và trách nhiệm cao nhất với công ty.

Xác định số vốn do các thành viên, cổ đông cam kết góp trong một thời hạn nhất định và ghi vào Điều lệ công ty. Mức vốn điều lệ được xác định dựa trên tổng số vốn góp của các thành viên/cổ đông trong công ty.

Xác định người đại diện pháp luật của công ty, người có quyền ký hợp đồng và đại diện cho công ty trong các giao dịch liên quan đến pháp luật.

Soạn thảo hồ sơ – thủ tục thành lập doanh nghiệp theo quy định mới

Thủ tục thành lập doanh nghiệp theo quy định mới

Soạn thảo và nộp hồ sơ thành lập công ty là bước tiếp theo sau khi đã chuẩn bị đầy đủ thông tin cần thiết. Hồ sơ cần chuẩn bị bao gồm giấy đề nghị đăng ký công ty, điều lệ công ty, danh sách thành viên/cổ đông góp vốn, bản sao giấy tờ tùy thân của thành viên/cổ đông, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nếu có yếu tố vốn nước ngoài, và các giấy tờ bổ sung tùy theo ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Ngoài ra, nếu người làm thủ tục không phải là đại diện pháp luật, cần có văn bản ủy quyền cho người thực hiện thủ tục nộp hồ sơ.

Theo quy định về thành lập doanh nghiệp mới năm 2023, bạn cần chuẩn bị các loại giấy tờ dưới đây để hoàn tất thủ tục thành lập doanh nghiệp: 

Giấy đề nghị đăng ký công ty.

Điều lệ công ty.

Danh sách thành viên/danh sách cổ đông góp vốn.

Bản sao giấy tờ tùy thân của thành viên/cổ đông góp vốn.

Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (đối với công ty có vốn nước ngoài).

Giấy tờ bổ sung tùy theo yêu cầu ngành nghề kinh doanh.

Văn bản ủy quyền cho người thực hiện thủ tục nộp hồ sơ (nếu cần).

Đối với mỗi loại hình công ty, các loại giấy tờ trong bộ hồ sơ xin thành lập doanh nghiệp sẽ có những yêu cầu khác nhau. Để biết chi tiết về từng loại giấy tờ, bạn có thể liên hệ với Luật Gia Võ để được tư vấn.

Bên cạnh đó, Luật Gia Võ cũng cung cấp dịch vụ thành lập doanh nghiệp trọn gói từ A→ Z giúp quý khách hàng tiết kiệm thời gian, công sức và sẵn sàng bước chân vào thị trường sôi động, chiếm lợi thế kinh doanh. 

>>> Xem thêm: Đăng ký ngành nghề kinh doanh – Những lưu ý để đăng ký thành công

Nộp hồ sơ xin thành lập doanh nghiệp đơn giản – nhanh chóng

Đầu tiên, bạn cần xác định cơ quan tiếp nhận hồ sơ thành lập công ty. Thông thường, đó là Phòng đăng ký kinh doanh của Sở Kế Hoạch & Đầu Tư địa phương.

Ví dụ, nếu công ty của bạn có trụ sở tại TPHCM, bạn sẽ nộp hồ sơ tại Phòng đăng ký kinh doanh của Sở Kế Hoạch & Đầu Tư TP.HCM.

Tiếp theo, bạn mang hồ sơ và tiền lệ phí đăng bố cáo đến cơ quan tiếp nhận để nộp hồ sơ.

Cách lựa chọn ngành nghề lĩnh vực kinh doanh

Lưu ý

Người đại diện pháp luật không nhất thiết phải đi nộp hồ sơ. Bạn có thể ủy quyền cho người khác đi nộp thay. Trong trường hợp ủy quyền, người được ủy quyền cần có giấy ủy quyền hợp lệ (theo Điều 12 – Nghị định 01/2021 Về Đăng ký doanh nghiệp).

Sau 3 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, nếu hồ sơ hợp lệ, bạn sẽ nhận được Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Khi bạn đã nộp đầy đủ lệ phí, cung cấp đủ giấy tờ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ sẽ tiến hành đăng bố cáo thành lập doanh nghiệp.

Sau khi đăng bố cáo, doanh nghiệp tiến hành làm con dấu pháp nhân theo hướng dẫn. Thiết kế mẫu dấu có thể được thực hiện bởi đơn vị thứ 3 nhưng phải tuân thủ đúng quy định về mẫu dấu doanh nghiệp hiện hành. 

Trên đây là hướng dẫn chi tiết của Luật Gia Võ về thủ tục thành lập doanh nghiệp. Nếu quý khách vẫn còn những thắc mắc về thành lập doanh nghiệp hãy để lại câu hỏi ở phần bình luận. Đội ngũ luật sư Luật Gia Võ sẽ liên hệ và tư vấn chi tiết cho quý khách. 

Tham gia bình luận:

     
Luật Gia Võ