Các hình thức giải quyết tranh chấp lao động mới nhất

Tranh chấp lao động là những tranh chấp về quyền, nghĩa vụ và lợi ích giữa các bên trong việc xác lập; thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ lao động. Ngoài ra, tranh chấp giữa tổ chức đại diện cho người lao động; hoặc tranh chấp phát sinh từ các mối quan hệ liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động cũng được tính vào loại tranh chấp này. Để hiểu rõ hơn về tranh chấp lao động cũng như các phương thức giải quyết mới nhất theo quy định pháp luật; hãy cùng Luật Gia Võ đến với bài viết dưới đây.

Các hình thức giải quyết tranh chấp lao động mới nhất

Phân loại tranh chấp lao động

Thông thường, loại tranh chấp này được chia thành 2 loại, bao gồm: 

  • Tranh chấp lao động cá nhân: Là những tranh chấp xảy ra giữa người lao động và người sử dụng lao động;
  • Tranh chấp lao động tập thể: Đây là chỉ những tranh chấp giữa tập thể lao động và người sử dụng lao động.

Phân loại tranh chấp lao động

Ngoài ra, tranh chấp lao động tập thể còn được chia thành:

  • Tranh chấp lao động tập thể về quyền: Đề cập đến những tranh chấp phát sinh do việc giải thích; và thực hiện khác nhau quy định pháp luật về lao động; thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động; nội quy, quy chế hay các thỏa thuận hợp pháp khác.
  • Tranh chấp lao động tập thể về lợi ích: Là tranh chấp phát sinh do việc xác lập điều kiện lao động mới có sự khác biệt so với quy định của pháp luật về lao động; thỏa ước lao động tập thể; nội quy, quy chế hay các thỏa thuận hợp pháp khác.

Các hình thức giải quyết tranh chấp lao động cá nhân 

Các hình thức giải quyết tranh chấp lao động cá nhân 

Hòa giải viên lao động 

Thời gian: 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu hòa giải.

Tại cuộc họp hòa giải, hai bên tranh chấp có thể có mặt hoặc ủy thác cho người khác tham gia. Hòa giải viên lao động có trách nhiệm hướng dẫn các bên tranh chấp tự thương lượng. Theo đó, có 2 trường hợp có thể diễn ra:

  • Các bên hòa giải thành công, hòa giải viên lao động lập biên bản hòa giải thành. Theo đó, biên bản cần phải có chữ ký của các bên và hòa giải viên lao động.
  • Các bên không thỏa thuận được, hòa giải viên lao động đưa ra phương án để các bên xem xét. Nếu các bên chấp nhận thì hòa giải viên lao động lập biên bản hòa giải thành với đầy đủ chữ ký như trên. Ngược lại, nếu phương án không được chấp thuận hoặc có bên tranh chấp vắng mặt lần thứ 2 mà không có lý do chính đáng; hòa giải viên lao động lập biên bản hòa giải không thành có chữ ký của bên có mặt và hòa giải viên lao động.

Giải quyết tranh chấp lao động cá nhân tại Tòa án 

Trong trường hợp nội dung tranh chấp không cần qua hòa giải; hoà giải không thành hoặc có một bên không thực hiện các nội dung thỏa thuận trong biên bản hòa giải thành hoặc hết thời hạn 05 ngày mà Hòa giải viên lao động không tiến hành hoà giải; thì mỗi bên tham gia tranh chấp có quyền yêu cầu giải quyết từ Tòa án.

Cách giải quyết tranh chấp lao động tập thể mới nhất

Cách giải quyết tranh chấp lao động tập thể mới nhất

Hòa giải cơ sở

Trình tự hoà giải đối với trường hợp này được thực hiện theo quy định tại Điều 188 của Bộ luật lao động 2019. Đồng thời, biên bản hòa giải phải nêu rõ loại tranh chấp tập thể về lao động cần giải quyết. 

Trong trường hợp hoà giải không thành hoặc có một bên không thực hiện các thỏa thuận như trong biên bản hòa giải thành thì thực hiện theo quy định sau đây: 

  • Đối với tranh chấp về quyền các bên có quyền yêu cầu Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện giải quyết; 
  • Đối với tranh chấp về lợi ích các bên có quyền yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết. 

Giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền tại Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện 

Trong 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện phải tiến hành giải quyết vụ việc theo quy định. 

Các bên hoặc đại diện của hai bên tranh chấp cần có mặt tại phiên họp giải quyết. Trong trường hợp cần thiết, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện có thể mời đại diện cơ quan; tổ chức có liên quan tham dự phiên họp. Tại đây, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện sẽ căn cứ vào các quy định pháp luật về lao động; thoả ước lao động tập thể; nội quy, quy chế hay các thoả thuận hợp pháp khác để xem xét giải quyết tranh chấp. 

Giải quyết tranh chấp lao động về lợi ích tại Hội đồng trọng tài lao động 

Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu; Hội đồng trọng tài lao động cần phải kết thúc việc hòa giải. 

Tại phiên họp, các bên cần có mặt hoặc cử đại diện tham gia. Hội đồng trọng tài lao động cũng có thể mời đại diện cơ quan; tổ chức hoặc cá nhân có liên quan tham dự trong trường hợp cần thiết. Hội đồng trọng tài lao động có trách nhiệm hỗ trợ các bên tranh chấp tự thương lượng. Tiến trình hòa giải diễn ra tương tự như giải quyết tại Hòa giải viên lao động. Biên bản phải có chữ ký của các bên có mặt, Chủ tịch và Thư ký Hội đồng trọng tài lao động. 

Bản sao biên bản hoà giải phải được gửi cho hai bên tranh chấp trong thời hạn 01 ngày làm việc; kể từ ngày lập biên bản dù thành công hay không. Sau thời hạn 05 ngày, kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà có một bên không thực hiện thỏa thuận thì tập thể lao động có quyền tiến hành các thủ tục để đình công. Mặt khác, đối với biên bản hòa giải không thành thì chỉ cần sau 3 ngày kể từ ngày lập; tập thể lao động có quyền tiến hành các thủ tục để đình công.

Trên đây, Luật Gia Võ đã chia sẻ đến bạn các hình thức giải quyết tranh chấp lao động hiện nay. Mọi thắc mắc và nhu cầu về dịch vụ pháp lý hãy liên hệ holine: 02466.559.559; hoặc website: https://luatgiavo.vn/ để được giải đáp và bảo vệ quyền lợi hợp pháp một cách toàn diện nhất.

Tham gia bình luận:

     
Luật Gia Võ